Người mục
tử
Hình ảnh người mục tử là một hình
ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái và
đã được
Kinh Thánh sử dụng nhiều lần.
Thực vậy,
tiên tri Egiêkien đã mô tả
Đấng Thiên Sai với vóc
dáøng của một người mục tử. Còn Chúa Giêsu,
khi nhìn thấy đám đông đi theo, Ngài
đã thực sự xúc động
và nói:
-
Ta thương
đám dân này, vì họ
bơ vơ
tất tưởi như đàn chiên không người
chăn dắt.
Nhất là
qua đoạn tin mừng
hôm nay, Ngài đã nhấn mạnh chính Ngài là người
mục tử nhân lành.
Theo thói
quen lúc bấy giờ, thì khi chiều
xuống, những người mục tử lùa đàn
chiên của mình tới một nơi chung để
nghỉ qua đêm. Nơi này thường có hàng rào
bao bọc và một cửa
ra vào, để
người ta có thể kiểm
soát một cách dễ dàng.
Ban đêm,
người ta thay phiên nhau
canh giữ đàn chiên. Ban sáng, các mục
tử đến tìm đàn chiên
của mình. Họ đứng ở cửa
và lên tiếng
kêu. Đàn chiên nghe tiếng
họ và bước theo
họ. Các mục tử
khác cũng lần lượt làm như vậy
và dẫn đàn chiên tới đồng cỏ.
Hình ảnh so sánh thật rõ ràng
và trong sáng. Chúa Giêsu là người mục tử nhân lành.
Ngài vừa đi đầu, vừa chỉ đường, để dẫn đàn chiên tới đồng cỏ xanh, cũng như tới nguồn suối mát.
Là người tín hữu, chúng ta phải bước
theo Ngài,
cũng như phải noi gương bắt chước Ngài. Ngài nhận biết mỗi người chúng ta, nhưng
đồng thời mỗi người chúng ta cũng
phải nhận biết Ngài. Đây không phải chỉ là một sự
nhận biết xuất phát từ trí khôn,
mà còn phải
xuất phát từ trái tim, từ cõi lòng, hay nói
cách khác từ tình yêu.
Chúa Giêsu đã yêu
thương chúng ta, thì bây
giờ đến lượt chúng ta, chúng ta
cũng phải yêu thương Ngài.
Tuy nhiên,
trong sự so sánh này có
một vài điểm khác thường, được
Chúa Giêsu sử dụng để làm nổi bật tình thương của Ngài đối với chúng ta.
·
Điểm
thứ nhất, đó là người
mục tử sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đàn chiên trước sự tấn công của sói rừng. Nhưng chết để bảo vệ đàn chiên thì quả
thật là hơi hiếm. Người mục tử trong phúc âm không
phải chỉ bảo vệ sự sống của đàn chiên, mà còn
hiến mạng sống mình vì đàn chiên.
Chính nhờ sự hiến mạng sống này, mà chúng
ta có được
kho tàng ơn cứu độ.
·
Điểm
thứ hai đó là người
mục tử gọi tên từng
con chiên. Về điểm này, chính Chúa Giêsu
đã nói với các môn
đệ:
-
Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con và sai
các con đi để các con sinh nhiều hoa trái và
để hoa trái các con tồn
tại muôn đời.
Là người
tín hữu, chúng ta phải
ý thức về ơn gọi của mình. Thực vậy, Chúa Giêsu luôn
nói với mỗi người chúng ta:
-
Hãy theo Ta.
Nhưng
đồng thời,
Ngài cũng tôn trọng sự tự do của mỗi người. Nếu ngày xưa, Ngài đã mời
gọi người phụ nữ Samaria, cũng như đã mời gọi ông Giakêu
ra khỏi quãng đời tăm tối và tội lỗi,
thì hôm nay, Ngài cũng vẫn âm thầm
mời gọi chúng ta sám
hối và hoán cải cuộc đời.
Thế nhưng,
không phải chúng ta chỉ
trả lời Ngài một lần thay cho tất cả.
Lời mời gọi của Ngài không ngừng vang vọng suốt dọc cuộc đời chúng ta. Bởi đó, cuộc đời chính là một
cuộc đối thoại liên tục, chính là một sự
đáp trả không ngừng trước lời mời gọi ân tình của Chúa.
·
Điểm
thứ ba, đó là người
mục tử đi trước và đàn chiên
theo sau.
Người mục tử không đẩy đàn chiên đi trước,
nhưng chính ngài là người
đi trước để chỉ đường dẫn lối cho đàn
chiên.
Với chúng
ta cũng vậy. Điều
quan trọng của người Kitô hữu là bước theo Chúa.
Mặc dù hôm nay chúng ta
không nhìn thấy Chúa nhãn tiền, nhưng tin mừng phúc âm của
Ngài chính là những chỉ dẫn cần thiết và bí tích
Thánh thể chính là lương
thực bổ sức cho chúng
ta suốt cuộc hành trình trần gian.
Chúa Giêsu
là người mục tử nhân lành. Còn chúng ta,
chúng ta có thực sự
là những con chiên trong đàn
chiên đang sống dưới sự chăn dắt của Ngài hay không?