Chúa Chiên Lành - McCarthy
Suy Niệm 1. CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT
CHIÊN CỦA NGƯỜI
Khoảng
giữa thế kỷ 19, Thánh Gioan Bossco bắt
đầu làm việc cho giới trẻ nghèo khổ và bị lâm
nguy tại thành phố Turin ở Ý. Chẳng bao lâu, các thanh
niên nhận ra rằng nơi
ngài, đến nỗi một lần kia, khi ngài lâm
bệnh nặng, họ đã hết lòng cùng nhau cầu
nguyện sốt sắng, và một số người còn muốn được thay thế vào chỗ của
ngài, bằng cách tận hiến cả cuộc đời mình cho Thiên
Chúa. Sau sự kiện
đó Thánh Gioan Bosco đã
được hồi
phục. Mối
tương quan này không thể
tồn tại được, trừ
phi có sự gần gũi,
và sự gần gũi lôi kéo theo
sự nhận biết và được
nhận biết.
Đức Giêsu,
Chúa Chiên Lành nói “Tôi
biết các chiên của tôi”. Người biết các
chiên của Người một cách chính xác,
bởi vì Người là Chúa Chiên Lành.
Có nhiều mức độ nhận biết khác nhau. Chúng ta quen biết một số người chỉ qua khuôn mặt hoặc danh tính. Còn đối với những người khác, chúng ta
chỉ mới quen biết sơ giao mà
thôi. Và có người chúng ta quen
biết với tư cách là
bạn bè.
Có một điều đáng buồn trong việc không nhận biết con người. Elie Wiesel, một
văn sĩ người Do Thái, rất gắn bó với cha của ông, người đã bị chết tại Aushwitz vào năm
1944. Tuy nhiên, khi viết cuốn tự thuật, ông nói:
“Tôi chưa biết
bao giờ thực sự nhận biết cha tôi. Thật đau lòng khi
phải thừa nhận rằng tôi biết rất ít về
con người mà tôi yêu thương
nhất trên đời, một con người mà chỉ cần một tia
nhìn, cũng có thể lay động tâm hồn tôi. Tôi thắc mắc không biết những người con trai khác có cùng
một vấn đề giống như tôi không.
Liệu họ có nhận biết
cha họ như là một con người nào khác với một khuôn mặt đầy uy quyền, cứ mỗi buổi sáng đều rời khỏi nhà, và trở về
nhà vào buổi
tối, để nuôi sống cả gia đình
chăng?”.
Tôi e rằng
đó là một tiếng than phổ biến. Con cái không biết gì về
cha mẹ của họ; cha mẹ không biết gì về con cái. Để nhận biết về nhau, cần phải dành ra thì
giờ và công sức, những điều này sẽ mang
lại thành quả vĩ
đại. Khi thiếu mất sự nhận biết này, thì sẽ để
lại hậu quả là sự
mất mát lớn lao.
Cuộc
sống trôi qua vô cùng nhanh
chóng. Chúng ta biết về nhau một
cách nghèo nàn. Bạn không thể
yêu thương một người nào đó mà
bạn không hề quen biết.
Sự nhận
biết đặc biệt quan trọng đối với những người làm công việc săn sóc người
khác. Người săn sóc cần phải nhận biết những người làm công việc
săn sóc người khác. Người
săn sóc cần phải nhận biết những người mà họ săn
sóc. Biết tên của những người đó là một
bước khởi đầu tốt. Nhưng để thực sự biết về họ, thì phải biết về lịch sử cuộc sống của họ. Những người được
săn sóc sẽ không hơn gì những
chiếc bóng đối với người săn sóc, trừ phi người săn sóc biết được một số điều về thế giới mà từ
đó người được săn sóc xuất phát.
Lối nhận
biết mà chúng ta đang
nói đến đòi hỏi phải có thì
giờ, sự kiên nhẫn và hy sinh.
Nhưng sự nhận biết này được bù đắp bằng phần thưởng lớn lao. Bất chấp
chúng ta không ưa một
cá nhân nào
đó như thế nào, nhưng một khi đã biết
về lịch sử cuộc đời của người đó, thì thái độ
của chúng ta đối với họ sẽ mềm mỏng hơn.
Tuy nhiên,
sự nhận biết này phải là một
công việc có hai đường
lối. Đức Giêsu,
Chúa Chiên Lành, biết những con chiên của Người một cách thiết thân. Nhưng họ cũng biết Người: “Những kẻ thuộc về tôi thì
biết tôi”. Đức Giêsu không ngại
ngùng trong việc để cho mình được
nhận biết.
Nhưng
đôi khi, chúng ta lại
có cảm giác đó. Chúng ta không muốn
để người
khác đi vào cuộc đời của mình. Sẽ không có ai biết được
những cảm giác, nhu cầu,
nỗi đau và niềm hy
vọng thực sự của chúng ta là
gì.
Có lẽ
nỗi sợ hãi bị khước
từ làm cho chúng ta
tự co rút mình lại. Chúng ta sợ
rằng nếu người ta thực sự biết được
con người bất
toàn của mình, thì họ
sẽ khước từ chúng ta. Hậu quả
là người khác sẽ nhận
biết về chúng ta theo như hình ảnh mà chúng ta
có ý tưởng về mình, hơn là đúng
với con người
của chúng ta. Sẽ thật là điều đáng buồn, khi chúng ta phải
sống và chết đi, mà chưa bao
giờ được
người khác biết đến một cách sâu xa, chưa
bao giờ được kể ra câu chuyện
cuộc đời mình.
Làm sao chúng ta
có thể tạo thành một mối quan hệ với
người khác được, nếu chúng ta cứ
giữ một khoảng cách đối với họ, do đó, chúng ta đã
ngăn cản không để cho họ nhận
biết mình? Nếu họ cũng giữ một khoảng cách đối với chúng ta, và nếu
điều đó để lại hậu quả là họ không
tin tưởng hoặc
sợ hãi chúng ta, thì
liệu chúng ta có trách
cứ họ không?
Đức Giêsu
chính là Chúa Chiên Lành
đối với chúng ta. Người
mong muốn chúng ta có
được sự
sống ở nơi
đây và có sự sống
đời đời
sau này. Nhưng đây phải là một công
việc hai chiều. Chúng ta phải đáp lại tình yêu của
Người. Con Chiên
trung thành thì phải biết lắng nghe tiếng nói của chủ
chiên và đi theo
họ. Chúng ta phải nhận biết Chúa, lắng nghe và thực
hành lời của Người.