Tiếng gọi
Ngày xưa, có một
người đốt lửa. Vào một đêm
mùa đông, anh đang trở về nhà thì tuyết rơi.
Trong khi đang đi trên một con đường tắt
băng qua một vùng đất rộng, anh nhìn thấy có
ánh lửa. Nhưng hầu như không hề có ngọn lửa,
mà chỉ có một bó củi cháy âm ỉ. Một nhóm người
đang tụ họp chung quanh mình, không
giúp họ chống lại được sự giá lạnh
cắt da. Anh dừng lại, nhưng chỉ
trong một giây lát hết sức ngắn ngủi. Anh cảm thấy không dễ chịu khi đến
với những người này. Sau khi
đã nói vài câu về giá trị của ngọn lửa, anh
lỉnh đi mất.
Tuy nhiên, chẳng bao
lâu sau khi rời bỏ họ, anh cảm thấy bất ổn. Anh
nghĩ rằng nếu chỉ cần sẵn lòng dành ra thì
giờ và chấp nhận khó chịu, thì anh có thể nhóm lửa
lên rồi. Nhưng sau đó, nếu trong
quá trình làm công việc này, anh bị nhiễm bệnh viêm phổi
thì sao? Và rồi chắc chắn là họ
sẽ đánh giá được những nỗ lực của
anh.
Đi xa thêm một chút, dưới một
mái nhà, anh gặp một nhóm người khác đang ngồi
chung quanh một ngọn lửa cháy rực
sáng. Khi nhận ra vẻ đói mệt của
anh, họ kêu lên “Mời anh vào! Mời anh vào!”. Anh không để cho họ mời
lần thứ hai. Anh đã ở lại
lâu hơn anh dự định. Cuối
cùng, khi anh ra đi, cả bọn họ đồng thanh nói
“Cám ơn anh đã ghé qua”.
Khi đã về đến
nhà, anh tiến thẳng đến giường. Đêm
hôm đó, anh có một giấc mơ, qua đó Chúa hiện
ra với anh và nói “Ta chỉ định cho con làm người
đốt lửa, nhưng con đã không đáp ứng
được yêu cầu của Ta”. Đó
là tất cả những lời mà Chúa nói. Ngay tức khắc, người đốt lửa
tiếp nhận thông điệp này. Anh
thức dậy và không thể ngủ lại được
nữa. Anh nhớ lại những ngày
đầu tiên của mình, trong tư cách là một người
đốt lửa. Sau đó, anh trở về
nhà với tâm trạng phấn khởi làm sao. Công việc của anh quả thật là một công
việc tốt đẹp – mang hơi ấm đến cho
cuộc sống của những người bị lạnh
lẽo.
Nhưng rồi anh chẳng
còn ý tưởng nào về những hy sinh khó nhọc, mà lời
mời gọi trong công việc của anh sẽ đòi hỏi
nơi anh. Anh cũng chẳng suy nghĩ nhiều về
việc đốt lửa có thể bừa bãi như thế
nào, và người ta có thể không đáp ứng và không biết
đánh giá ra sao. Nhưng theo năm
tháng, anh đã hiểu rõ tất cả những điều
này. Hậu quả là ngọn lửa tình yêu của
anh bị phai mờ. Càng ngày, anh càng lạnh
nhạt với ơn gọi của mình.
Nhưng vào cái đêm khốn khổ
này, cái đêm mà anh dò xét được chiều sâu nơi sự
yếu đuối của mình, cái đêm mà thói ích kỷ của
anh đã bị phơi bày ra một cách rất ư là
phũ phàng, cái đêm mà nhu cầu riêng đối với
hơi ấm đã biểu lộ ra cho anh một cách đau
đớn, thì một lần nữa, ánh lửa nơi
ơn gọi của anh đã được nhen nhúm lên
trong tâm hồn anh. Anh quyết tâm là ngay hôm sau,
anh sẽ lại trở thành một người đốt
lửa cho tất cả mọi người. Và anh đã thực hiện điều đó.
Có hai tiếng gọi
của Phêrô đã được thuật lại trong các
sách Tin Mừng. Tiếng gọi đầu tiên xảy ra vào
lúc bắt đầu sứ vụ của Đức Giêsu. Tiếng
gọi thứ hai xảy ra sau khi Người sống lại,
và được tường thuật trong bài Tin Mừng
hôm nay. Hai tiếng gọi đó cách nhau
ba năm. Trong suốt thời gian này, rất
nhiều sự kiện đã xảy ra đối với
Phêrô. Ông đã phát hiện được nhiều
điều về con người đã kêu gọi ông, về
công việc mà ông được kêu gọi, và vượt
lên trên tất cả, đó là ông phát hiện được
chính bản thân mình. Khi tiếng gọi thứ
hai xảy đến, Phêrô là một con người khôn
ngoan hơn và khiêm tốn hơn. Do đó, so với tiếng
gọi thứ nhất, thì lời thưa “xin vâng”của ông
đối với tiếng gọi thứ hai trưởng
thành và sáng tỏ hơn rất nhiều.
Câu chuyện của Phêrô là một câu
chuyện về lời mời gọi, sự sa ngã và lại được mời gọi.
Điều này chứng tỏ rằng tiếng gọi của
Thiên Chúa không hề loại bỏ sự sa
ngã. Ơn gọi không phải là điều gì
đó mà người ta chỉ cần lắng nghe một lần,
và đáp lại một lần mà thôi, nhưng phải lắng
nghe và đáp lại nhiều lần. Mỗi ngày, một
phần của con đường mà chúng ta đã chọn lựa
lại được mở ra trước mặt chúng ta,
đây là một phần con đường mà trước
đây, chúng ta chưa hề đặt chân lên. Và khi người
ta đi trên phần con đường đó, thì tiếng gọi
lại trở nên càng sâu xa hơn, và việc đáp trả
càng trở nên nội tâm hơn và cá nhân hơn.
Tất cả những
ơn gọi đều là ơn gọi đối với
tình yêu – yêu mến Chúa và yêu mến chiên mẹ và chiên con
trong đàn chiên của Người (nghĩa là những anh
chị em của chúng ta trong cộng đoàn).