Có Chúa nâng đỡ
Phần lớn các
tông đồ đều sinh sống bằng nghề chài
lưới. Hôm được nhiều, hôm
được ít và có hôm chẳng được gì. Đó cũng là kinh nghiệm sống vốn
thường xảy ra cho chúng ta.
Thực vậy, nhiều khi chúng ta
đã suy nghĩ, đã cân nhắc, đã cố gắng hết
sức, thế mà vẫn cứ thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, đó là
thái độ của chúng ta trước những thất bại.
Có những kẻ nản lòng và thối chí, nhưng cũng
có những người vẫn kiên trì theo
đuổi, vì họ nghĩ rằng:
- Thua keo nay, ta bày keo khác.
- Thất bại là mẹ thành công…
Và sự kiên trì nhiều
khi đã xoay ngược tình thế, mà đem lại những
thành quả tốt đẹp.
Ông Schmitt, thuở còn là thanh niên, đã
bán tất cả gia tài, sang Mỹ tìm vàng. Tìm
mãi tìm hoài mà vẫn chẳng thấy. Tiền
bạc thì mỗi lúc một cạn, còn đói khổ và cực
nhọc thì cứ mỗi ngày một gia tăng. Chịu không nổi, nhiều người đã bỏ
cuộc. Trong khi đó, ông ta vẫn miệt
mài tìm kiếm và sau cùng ông đã thấy được những
dấu vết của vàng trong lòng một ngọn núi. Ông kêu gọi mỏi người góp vốn,
nhưng tất cả đều lắc đầu từ
chối. Không thất vọng, ông ta tiếp
tục làm việc. Sau ba mươi hai
năm vất vả, ông đã trở thành một nhà tỷ
phú.
Thất bại trong cuộc sống là
một sự kiện bình thường, như ca dao Việt
Nam đã nói:
-
Cơm sôi cả lửa thì khê,
Việc làm hay hỏng,
là lề thế gian.
Sự thành công có được một
phần do kiên trì chịu đựng và cố gắng:
-
Ai ơi giữ
chí cho bền,
Dù ai xoay hướng,
đổi nghề mặc ai.
Thế nhưng, kinh
nghiệm còn cho chúng ta thấy được một sự
thật khác nữa, đó là với sức riêng, khi thì chúng
ta thất bại, khi thì chúng ta thành công, Chẳng ai thất
bại hoài và cũng chẳng ai thành công mãi. Tuy
nhiên, với ơn Chúa, chúng ta chắc chắn sẽ thành
công dù bên ngoài xem ra như không có thể.
Thực vậy, các
tông đồ đã vất vả cực nhọc suốt
đêm mà chẳng bắt được một con cá nào. Thế
nhưng, vâng lời Chúa, các ông đã ra khơi thả lưới,
và lập tức đã có được một một mẻ
cá lạ lùng. Thất bại đã trở
nên thành công, khó hoá thành dễ và không có thể đã biến
thành có thể.
Tìm tưởng vào mình đã đành, mà
hơn thế nữa, chúng ta còn phải tin tưởng vào
Thiên Chúa nữa, bởi vì như lời Chúa đã phán:
-
Không có Thầy, các con không thể làm gì
được.
Thánh Phaolô đã xác quyết:
-
Phaolô trồng, Apollo tưới,
nhưng chính Thiên Chúa mới là Đấng làm cho đâm bông
kết trái.
Và người Việt Nam chúng ta cũng
thường nói:
-
Mưu sự tại nhân, thành sự tại
thiên.
Tôi xin đưa ra một
vài thí dụ cụ thể. Chẳng hạn khi làm ruộng,
chúng ta phải dùng mọi phương thế tự nhiên
như cày bừa, gieo xạ, xịt thuốc và bón phân…Tuy
nhiên, lúa tốt và trúng còn lệ thuộc vào thời tiết,
mưa thuận gió hoà. Việc này thì dường
như ngoài tầm tay của chúng ta.
· Chẳng hạn
khi buôn bán, chúng ta phải điều nghiên thị trường,
hàng tốt, giá cả phải chăng…Tuy nhiên, nếu gặp
phải thời buổi loạn lạc, thì chắc hẳn
số người đến mua cũng chẳng bao nhiêu.
· Chẳng hạn
khi lập gia đình, chúng ta phải tìm hiểu và bàn hỏi…
Tuy nhiên, chẳng may sau khi cưới và chung
sống với nhau, chúng ta mới thấy người mình
yêu không giống với người mình mơ ước vì
có quá nhiều khuyết điểm. Lúc đó phải làm sao
đây? Hôn nhân không giống như một chiếc áo, vừa
thì mặc, không vừa thì bỏ. Nhờ người này
người nọ nhắc nhở bảo ban mà vẫn không
chuyển biến. Nếu kéo lê cuộc tình như vậy suốt
dọc cuộc đời thì qua là một gánh nặng.
Trong trường hợp như thế,
vẫn còn có một phương thế đó là tin tưởng
và phó thác cho Chúa, vì Ngài có thể làm được mọi sự,
như lời thánh vịnh đã xác quyết:
Ví như Chúa chẳng
xây nhà,
Thợ nềvất vả chỉ là uổng công.
Thành trì Chúa chẳng
giữ trông,
Hùng binh kiện tướng cũng không ra gì.
Hay như lời thánh Félix de Nole đã
nói:
-
Với Chúa, thì màng nhện cũng trở
nên tường thành. Còn không có Chúa, thì tường thành
cũng chỉ là màng nhện mà thôi.
Và chính Chúa cũng đã phán:
-
Đối với Thiên Chúa, không việc
gì là không có thể.
Tóm lại, trong mọi
việc, chúng ta hãy sử dụng sử dụng hai phương
tiện trợ giúp cho nhau, đó là tự nhiên và siêu nhiên, đó
là sức mình và ơn Chúa, nhờ đó mới bảo đảm
được những thành quả tốt đẹp.