TỪ
NHẬN BIẾT ĐẾN RAO GIẢNG TIN MỪNG
Chú
giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
I. TỪ CHÚA NHẬT …
Chúng ta đang ở vào thời
điểm sau cái chết của Đức Giêsu, vào chiều
ngày thứ nhất của một tuần lễ, ngày tụ
họp của các Kitô hữu đầu tiên, thời gian
ưu tiên cho sự hiện diện của Chúa Phục sinh
giữa cộng đồng mà Người triệu tập
để chia sẻ cho họ Lời và Bánh và sai họ vào
thế giới.
Trong trình thuật này, chúng
ta gặp ba thời điểm đặc biệt của tiến
trình Vượt qua:
·
Đấng phục sinh chủ
động đến.
·
Nhận ra Đức Giêsu
đang sống sau khi biết rõ người đã chết.
·
Tiếp nhận sứ mệnh
của Đấng Phục sinh.
1/
Đấng Phục sinh chủ động đến.
Các môn đệ tụ họp
trong một căn phòng đóng kín cửa. Họ
sợ người Do Thái, đúng hơn, sợ các vị chức
sắc trong giáo quyền Giêrusalem. Với chi tiết
này, có lẽ tác giả muốn các độc giả Tin Mừng
của mình liên tưởng đến các cuộc bách hại
mà tới lúc này đã lan rộng. Bị
trục xuất khỏi hội đường vì dám tin nhận
Chúa Giêsu là Đức Kitô (người mù bẩm sinh bị
đuổi khỏi hội đường: Ga 9.34). Họ như dần dần được chỉ
dẫn đức tụ họp ở một nói riêng tránh sự
dòm ngó của những kẻ bách hại họ.
Họ tụ
tập. Đức Giêsu đến
trước mặt họ. Lời đầu tiên
Người nói là lời cầu chúc bình an: Bình an cho anh em (Shalom). Không chỉ là lời chào xã
giao, nhưng là một xác nhận ân huệ
phát sinh: vui mừng, bình an.
2/ Nhận
ra Đức Giêsu đang sống sau khi biết rõ người
đã chết.
Đức Giêsu chỉ cho
họ thấy tay và cạnh sườn Ngươi (liên tưởng
tới lưỡi giáo đâm: Ga 19,34).
Alain Marchadour chú giải rằng: Dù thuật lại những
lần hiện ra lạ lùng của Đức Giêsu, thì những
vết đinh đóng và cạnh sườn bị đâm
thủng chứng tỏ rằng thánh sử không muốn
độc giả lầm tưởng đó là bóng ma,
nghĩa là, một ai khác chứ không phải Đấng chịu
đóng đinh. Đúng ra, sự hiện diện thể lý
thông thường đã chấm dứt, nhưng Đấng
đã hiện diện trước mặt họ đây,
chính là Đức Giêsu họ biết là yêu mến, từ
nay đã thăng hoa bởi sự phục sinh. Không sợ hãi nữa, các tông đồ trở nên
vui mừng" ("L'evangile de Jean, Centurion". trg 246).
3/ Tiếp
nhận sứ mệnh Đấng Phục sinh trao.
Đấng
Phục sinh hiện đến, không phải chỉ là một
chuyến ngao du, nhưng còn để trao một sứ mệnh.
Sai họ đi với sức mạnh của
Chúa Thánh Thần. Để đem Tin Mừng ơn Tha Thứ
của Thiên Chúa đến cho mọi người.
II. ĐẾN CHÚA NHẬT SAU
Lần Chúa
đến chiều Chúa nhật trước, Tôma đi vắng.
Nhờ đó mà có bản tường thuật
thú vị Chúa nhật này. Điển hình
của sự cứng lòng tin, Tôma không đón nhận điều
mà các anh em kể lại; chắc gì đã là Đức Giêsu
phục sinh? ông chủ trương:
Phải thấy tận mắt, sờ tận tay mời
đáng tin. Thế là Đức Giêsu lại
đến. Cùng một cung cách tường
thuật. Đức Giêsu đến khi
các cửa cài chặt. Người lặp lại lời
chào phục sinh: "Bình an cho anh em". người lại chỉ cho các ông thấy
tay và cạnh sườn. Với Tôma, Người nhấn
mạnh đến sự liên tục và đồng nhất
giữa Đấng chịu đóng đinh và Đấng
đang vinh hiển: "Xỏ ngón tay vào
đây và nhìn cho kỹ bàn tay Thầy. Hãy thọc
bàn tay vào cạnh sườn Thầy mà coi". Gerard
Bessière tự hỏi: "Đến như thế thì vị
Tông đồ cứng, lòng còn biết làm gì bây giờ! Người ta đã tranh luận nhiều.
Các bức hoạ thường trình bàn Tôma chỉ giơ tay hướng về các vết thương
nơi tay hoặc cạnh sườn Chúa. Điều quan
trọng là lời: "Thôi! Đừng cứng
lòng nữa, hãy tin". ("Dieu si
proche", DDB, trg 53-54).
Thế là Tôma
tuyên xưng lòng tin. Một cách tuyên
xưng đức tin độc đáo của Tân ước.
Một tuyên xưng mà chúng ta nghe vang vọng nơi các kinh
Tin Kính của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Chúng ta cũng tuyên xưng như thế mà.
Các định tín sau này cũng không vượt qua lời
tuyên xưa ấy: “Lạy Chúa tôi lạy Chúa Trời tôi
".
Quang cảnh kết thúc bằng
một mối phúc: "Vì con đã thấy Thầy nên con
tin. Phúc thay kẻ đã không thấy mà tin”.
Mối phúc sau cùng của Tin Mừng đấy.
Mối phúc của người tín hữu.
A. Marchadour ghi tiếp: "Đó là kết luận của
toàn bộ Tin mừng, một điệp khúc của luận
đề quan trọng trong Do Thái giáo: giữa thấy và
tin, hình ảnh và lời thoại, hiện tượng và
ngôn từ. Vế thứ hai trong các cặp luận
đề vừa nêu làm nên điều kiện bình thường
và lý tưởng của lòng tin. Ngay cả
kẻ đã thấy thì cũng còn phải vượt qua những
gì mình thấy để mà tin. Ngôi Lời, từ khi trở
nên xác phàm, đã để cho các môn đệ phần xác thể,
phần nhân loại. Nhưng họ phải
"thấy Thiên Chúa tỏ hiện trong vinh quang”. Là những kẻ thừa hưởng Tin Mừng,
chúng ta thật diễm phúc. Chúng ta không thấy.
Chúng ta chỉ nhờ vào chứng từ của
các Tông đồ mà gắn kết với Đức Kitô trở
thành tín hữu. (Sđd, trg 248).