Lạy
Chúa là Thiên Chúa con
Trong tạp chí Guidepots, bác
sĩ Scott Harrison, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay có
viết rằng: lần nào giải phẫu ông cũng đều
kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của
con!”. Ông có thói quen lạ
lùng nầy từ hồi ông còn ở Việt Nam.
Một đêm nọ, vừa mới rời trường Y,
ông được kêu đi gắp một viên đạn bị
kẹt trong tay một người lính.
Đã vậy, ông còn phải giải phẫu dưới ánh
sáng của ngọn đèn pin. Cuộc giải phẫu ấy
khiến ông cảm xúc sâu xa đến nỗi sau khi cuộc
chiến kết thúc, ông đã quyết định đi chuyên
ngành giải phẫu bàn tay. Nhờ đi
sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định
được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp
do một vật gây ra, chẳng hạn như một viên
đạn, khi vật ấy xuyên thủng lớp
xương, lớp gân và những sợi dây thần kinh
nơi bàn tay con người. Nhà phẫu
thuật ấy kể rằng ông thường giật thót
người mỗi lần nghĩ đến cơn đau
kinh khiếp Chúa Giêsu phải chịu khi đôi tay Ngài bị đóng đinh vào thập giá.
Khi chia sẻ bài Tin Mừng
hôm nay, ông nói rằng theo ông, tiếng kêu “lạy Chúa là Thiên
Chúa của con” của Thánh Tôma không chỉ là một lời
tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng kêu đầy
rung động khi vị tông đồ nhìn thấy dấu
vết của đôi bàn tay bị xé toạc ra của Chúa
Giêsu. Chỉ đến lúc đó, Tôma mới
hoàn toàn nhận thức được cơn đau đớn
Chúa Giêsu đã phải chịu trên thập giá. Theo nhận định của nhà phẫu thuật,
khám phá nầy hầu như vượt quá mức chịu
đựng của Tôma. Và ông đã kết thúc bản
văn đầy cảm động đó với lời
chứng sau đây: “Mỗi lần giải phẫu mà nhìn
phía dưới làn da của bàn tay con người, tôi luôn nhớ
tới Chúa Kitô đã hy sinh đôi tay toàn hảo của Ngài
cho tôi, và cũng như Tôma, tôi thốt lên: “Lạy Chúa là
Thiên Chúa của con”.
Thưa anh chị em,
Câu chuyện trên làm nổi
bật một điểm thuộc về đức tin mà chúng
ta rất thường hay quên. Đó là mỗi người
chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu
qua đức tin. Không phải vì cha mẹ, họ hàng, bạn
hữu chúng ta tin nên chúng ta tin theo. Đức
tin của họ giúp ích cho chúng ta rất nhiều, nhưng chỉ
như thế mà thôi thì chưa đủ. Chúng ta phải tự
tiếp xúc trực tiếp bằng đức tin với
Chúa Giêsu giống như nhà phẫu thuật trong câu chuyện
hoặc giống như Thánh Tôma trong Tin Mừng hôm nay. Ông nghĩ mình có quyền được xem thấy
Chúa sống lại tí là như các anh em khác. Các tông
đồ kia lúc đầu cũng chẳng
ai tin Chúa đã sống lại. Các ông chỉ tin sau khi
được tiếp cận với Chúa Giêsu, được
sờ đến thân xác Ngài, được ăn
uống với Ngài. Vì thế, Tôma thấy mình
thiệt thòi và thua kém. Cho nên ông cương quyết không
chịu tin lời anh em kể lại và ông đòi phải
được sờ vào những dấu đinh ở tay Ngài.
Ông Robert Cleath, một tác giả
viết sách đã trở lại với đức tin khi
ông suy niệm về sự biến đổi kỳ diệu
đã đến với các môn đệ Chúa Giêsu vào dịp
lễ Phục Sinh. Trước biến cố
nầy, họ là đám người thất vọng thảm
bại, thế mà sau biến cố nầy, họ đã
được biến đổi kỳ diệu và còn có
năng lực làm phép lạ nữa. Ông nói: “Không có cách
giải thích nào hữu lý về sự biến đổi của
họ hơn là sự giải thích của chính họ: đó
là vì họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu hiện đang sống”.
Blaise Pascal, nhà thiên tài toán học,
được hấp dẫn đến với đức
tin khi ông suy niệm về sự kiện không có sự
đe doạ giết chóc nào có thể ngăn cản các môn
đệ Chúa Giêsu nói thật to cho thế giới biết
rằng Chúa đã sống lại. Pascal nói ông tin chắc chắn
vào kẻ nào dám sẵn sàng chịu “chém đầu” vì lời
rao giảng của mình.
Trong cuốn
sách mang tựa đề “Ngang qua thung lũng sông Kwai”, Ernest
Gordon đã kể lại câu chuyện đám tù binh hai ngàn tù
binh đã bị chết vì bệnh tật và vì bị đối
xử tàn tệ. Thế nhưng, họ
được lôi cuốn đến với đức tin
qua cảm nghiệm riêng tư về quyền năng Chúa
Giêsu đang hoạt động trong cuộc sống của
họ. Chúng ta hãy nhớ lại đám tù binh nầy từng
lao động đầu trần chân
đất dưới cơn nóng cháy da miền nhiệt
đới. Trong chỉ vài tuần lễ, từ
những người đàn ông lực lưỡng, họ
đã biến thành những bộ xương biết đi.
Tinh thần họ bị xuống đến
mức tệ nhất. Người ta lo
sợ sắp có điều gì xảy ra. Thế nhưng vào ngay thời điểm ấy,
hai tù nhân đã đứng lên tổ chức đám tù còn lại
thành những nhóm tìm hiểu Kinh Thánh. Nhờ
suy tư tìm hiểu Kinh Thánh, các tù nhân đã học biết
rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa họ.
Họ chỉ việc tiếp xúc với Ngài.
Và sau khi tiếp xúc với Ngài, đám tù đã
được biến đổi kỳ diệu trong cuộc
sống từng người. Chính cảm
nghiệm thiêng liêng nầy khiến họ quỳ gối xuống
thưa Chúa Giêsu “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cũng phải biểu
lộ niềm tin trực tiếp vào Chúa Giêsu như thế.
Chúng ta cũng phải tìm được lý do riêng tư thôi
thúc chúng ta quỳ gối xuống thưa với Chúa Giêsu:
“Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”. Dĩ
nhiên chúng ta không thể leo lên cỗ máy thời gian bay
ngược dòng lịch sử cách đây 2000 năm để
dự lễ Phục Sinh đầu tiên. Chúng ta cũng không
thể đặt ngón tay vào lỗ
đinh nơi tay Chúa Giêsu giống như Thánh Tôma. Vậy thì chúng ta có thể làm gì?
Chúng ta có thể
làm như đám tù nhân ở bờ sông Kwai. Chúng ta có thể
tin vào Tin Mừng, có thể tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng
đức tin, có thể tự cảm nghiệm được
Chúa Giêsu Phục sinh đang ngự giữa chúng ta: Ngài sẵn
sàng giúp đỡ chúng ta như Ngài từng giúp đỡ
đám tù binh nọ. Đây là lời mời gọi
mà Tin Mừng hôm nay dành cho chúng ta. Đây là lời mời
gọi Chúa Giêsu ngỏ với chúng ta như Ngài nói với
Thánh Tôma: “Tôma, vì con đã thấy nên con mới tin, nhưng
phúc cho kẻ nào không thấy mà tin”.
Thưa anh chị em,
Khi Chúa Giêsu nói với Thánh
Tôma: “Phúc cho ai không thấy mà tin” là Ngài đang ngỏ lời
với chính chúng ta cũng như với triệu triệu
Kitô hữu trong suốt dòng lịch sử. Phúc cho chúng ta nếu
chúng ta tin vào Tin Mừng. Phúc cho chúng ta nếu chúng ta tiếp
xúc với Chúa Giêsu bằng đức tin. Thật vậy,
phúc cho chúng ta, vì cũng như các tù binh nọ, chúng ta sẽ
khám phá được Chúa Giêsu đã sống lại và hiện
đang sống ngay lúc nầy đây giữa chúng ta và luôn sẵn
sàng giúp đỡ chúng ta.
Cuối cùng,
đức tin còn phải được nuôi dưỡng bằng
những dấu hiệu, dấu chỉ. Không có các bí tích, không có Thánh Thể, chúng ta sẽ
tìm đâu ra cơ hội để gặp thấy sự
hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh? Một
khi đức tin của chúng ta đã được các dấu
hiệu, các bí tích nầy thức tỉnh rồi, thì mọi
sự sẽ có thể trở thành dấu hiệu về sự
hiện diện của Chúa Kitô: các biến cố, các hoàn cảnh,
tha nhân… Mỗi giây phút đưa chúng ta đến với một
cuộc gặp gỡ và chúng ta lại có thể tuyên
xưng như Thánh Tôma tông đồ: “Lạy Chúa, lạy Thiên
Chúa của con”.