GIÁO PHẬN THANH HÓA THI NGẮM MÙA CHAY 2010
Dẫn nhập
Trong đời sống sinh hoạt tôn giáo của người Công Giáo có hai
hình thái cũng là hai
lãnh vực biểu lộ lòng tin vào Thiên
Chúa :
Cử hành Phụng Vụ Thánh và thực
hành lòng đạo đức bình dân.
Nói về lòng đạo đức bình dân để phân biệt với Phụng Vụ Thánh bao gồm việc
cử hành Bí Tích Thánh
Thể, các bí tích và
các Á Bí tích, các cử
hành khác của Giáo Hội như đọc kinh theo Các Giờ
Kinh Phụng Vụ...
Lòng đạo đức bình dân là phương
cách cầu nguyện nhằm “biểu lộ đức tin nhờ những yếu tố văn hóa của môi
trường cụ thể, qua việc diễn tả và khơi gợi
một cách mạnh mẽ và hữu hiệu
tình cảm của những ai cùng sống
trong môi trường đó”, bởi đó lòng đạo đức bình dân được diễn tả qua nhiều hình thức đa dạng và biến
đổi hoặc nẩy sinh thêm tùy theo
suy tư thần học hay hoàn cảnh chính trị, xã hội của
từng thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu đời
sống thiêng liêng của người tín hữu. Một số hình thức
lòng đạo
đức bình dân như kinh
Mân Côi; sùng kính Thánh
Tâm Chúa Giê-su và Ảnh
tượng hay Ảnh
Làm Phép Lạ; ngắm đàng thánh giá, ngắm thương khó...(1)
Trong việc
thực hành lòng đạo đức bình dân, thể loại ngắm, có lẽ là
một hình thái đạo đức độc đáo nhất của giáo hội Việt Nam.
Trước Công Đồng
Vatican II, thánh lễ được làm bằng tiếng La Tinh, khi linh
mục cử hành Thánh lễ,
các cô học
trò đọc những lời diễn giải nghi thức đó. Vì được
đọc với cung giọng ngân nga nên
được gọi
là Ngắm Lễ. Ngắm Lễ không có bản ghi
nốt nhạc nhất định, chỉ được bà quản dạy
thế nào, các cô học
trò học thuộc lòng và ngắm lại
như vậy. Từ khi Giáo
Hội Việt Nam không cử hành Thánh lễ
bằng tiếng Latinh nữa thì hình thức
và nội dung Ngắm lễ cùng thất truyền và chỉ còn là
hoại niệm về một nét đẹp truyền thống Công giáo Việt
Nam trong tâm trí những người cao tuổi.
Ngày nay chỉ
còn lại hình thức ngắm sự thương khó trong Mùa chay. Ngắm sự thương khó được phân biệt thành các thể
loại khác nhau với cung giọng đặc trưng với mỗi thể loại : ngắm 15 sự thương khó, ngắm dấu đanh, ngắm nhân sao, ngắm nhân tài, ngắm
rằng(2) (xem thêm bài viết
trên trang dunglac.org của tác giả
Nguyễn Long Thao : http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933)
Trước kia
vào mùa ngắm
(mùa chay), những người có vai vế
trong xứ mới được vinh dự cử
ngắm. Sau mỗi phiên ngắm có tục
lệ bình phẩm, chấm điểm ... để
xem ai ngắm
hay hơn...
Vấn nạn
Nhưng hiện
nay có một thức tế đáng buồn, đa phần giới trẻ ở các xứ đạo
miền Bắc đi vào miền
Nam hoặc
lên các thành
phố lớn làm ăn. Mùa ngắm tại
các xứ đạo chỉ còn những người lớn tuổi. Lòng đạo đức
bình dân trong truyền thống ngắm có nguy cơ
ngày một nhạt nhòa.
Giữ gìn và
phát huy
Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp mang đậm nét văn hóa dân
tộc được
biểu lộ qua việc ngắm trong Mùa Chay
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và của Giáo Phận Thanh Hóa nói riêng.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục
Giáo Phận Thanh Hóa đã
quyết định
tổ chức Hội Thi Ngắm
cấp Giáo Phận trong Mùa Chay năm
nay (3).
Dưới sự hướng dẫn của cha trưởng
ban phụng vụ giáo phận Phêrô Ngô Văn
Phúc, vòng loại thi ngắm được lần lược tổ chức ở cấp giáo xứ, rồi đến giáo hạt và cuối
cùng ban giám khảo chọn được 15 người
có giọng ngắm đạt tiêu chuẩn về giáo phận
thi vòng chung kết.
Kết thức cuộc thi, Ban giám khảo chấm được 1
giải nhất, 2 giải nhì và 4 giải ba.
Sau khi nhận bằng khen và quà
lưu niệm, mọi người ra về trong
hân hoan và hẹn gặp
lại mùa thi ngắm cấp giáo phận lần II sẽ được tổ chức vào Mùa chay
năm tới.
Vân Sơn
Tài liệu
tham khảo :
1. Lòng đạo
đức bình dân cũng là
một lối truyền giáo của Giêrônimô Nguyễn Văn
Nội http://www.gpnt.net/diendan/archive/index.php/t-2307.html
2. Ngắm và các phong tục
ngắm trong mùa chay của
Nguyễn Long Thao http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933
3. Diễn văn khai mạc thi ngắm của Lm Phêrô Ngô Văn Phúc