Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 3 tháng 4-2010
|
CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI
NHỮNG LẦN HIỆN RA
Các chương 20 và 21 thuật
lại bốn lần Chúa Giêsu hiện ra khi Người sống
lại: hiện ra với bà Maria Macđala (cc. 14-18), với
các môn đệ mà không có ông Tôma (cc.19-23), với các môn đệ
có ông Tôma trong tuần sau đó (cc. 19-23), với các môn đệ
bên bờ Biển Hồ (chương 21 là chương mới
được thêm vào Tin Mừng sau này). Một phần của
nội dung trần thuật này đều thống nhất
ở cả bốn Tin Mừng (ngôi mộ trống, hiện
ra với các bà và với các Tông đồ). Thế nhưng
Gioan, quả có sẵn trong tay các nguồn
văn giống như các Tin Mừng Nhất Lãm, đã khôi
phục lại cách rất khéo léo. Đặc biệt ông
đã cá nhân hoá các kinh nghiệm về đức tin sau Phục
Sinh, bằng cách quy kết các kinh nghiệm này cho những
cá nhân riêng biệt, cũng như đánh dấu riêng các hình
thức tin rất khác biệt: môn đệ được
Chúa Giêsu thương mến tin mà không cần thấy (20,8);
bà Maria Macđala chỉ nhận biết Chúa Giêsu khi Người
gọi tên bà (20,16); các môn đệ thấy Người và
tin vào Người (20,20); còn ông Tôma không muốn tin mà không thấy
trước và sờ được Người.
Đối với Gioan, cuộc
Thương Khó và cái chết là Giờ được tôn
vinh. Sự sống
lại của Chúa Giêsu và những lần Chúa Giêsu hiện
ra trong vinh quang quả là quan trọng, vì chúng đến
thánh hoá toàn bộ quá trình của Chúa Giêsu, suy diễn từ
buổi sơ khai bắt đầu từ sự sống lại
sau cùng: “Khi Người từ cõi chết chỗi dậy,
các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều
đó; họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói” (2,22). Ngoài ra, chúng còn chuẩn bị
thời kỳ của Giáo Hội khi Chúa Giêsu lên cùng Chúa Cha.
BÀ MARIA MACĐALA, ÔNG SIMON
PHÊRÔ VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ KIA
Tiểu đoạn 1-18
được xây dựng chung quanh bốn
nhân vật: bà Maria Macđala, ông Phêrô và người môn đệ
kia và Chúa Giêsu. Sự việc diễn ra gần bên mộ, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần.
Bà Maria Macđala mở đầu và kết
thúc bài trần thuật với hai sứ điệp dành cho
các môn đệ, thoạt đầu đưa tin Chúa bị
đem đi khỏi mộ (c.2), sau đó loan báo sự Phục
Sinh (c.18). Có nhiều cảnh tượng
khác nhau; đoạn dành cho bà Maria Macđala bị việc
đi thăm mộ của hai môn đệ làm gián đoạn.
Tuy vậy độ cao bi thảm hiện rõ trong những lần
liên tiếp chạy đi chạy lại ngôi mộ: Bà Maria
“thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” (c.2);
người môn đệ kia “thấy những
băng vải (vải liệm theo bản dịch phụng
vụ) còn ở đó”. Ông Phêrô thấy “băng vải và
khăn che đầu” (c.7). Cuối cùng người môn
đệ kia “thấy và tin” (c.8). qua các dấu chỉ càng lúc càng rõ nét, độc
giả được chuẩn bị đi từ các dấu
lạ tiến đến mặc khải về sự Phục
Sinh của Chúa Giêsu.
NGÔI MỘ TRỐNG
Gioan có trước mặt
trình thuật liên quan đến nhiều phụ nữ
(chúng tôi chẳng biết họ để Người ở
đâu). Các
Tin Mừng Nhất Lãm ghi nhận có hai bà (Mt 28,1),
ba bà (Mc 16,1) hoặc nhiều hơn nữa (Lc 24,10). Gioan chọn
xây dựng bài trần thuật của mình chung
quanh một mình bà Maria Macđala. Việc bà đi đến
mộ không nhằm mục đích thực dụng, bởi
vì việc tẩm thuốc thơm đã
được hai người đàn ông thực hiện
vào áp ngày Sabát. Bà đến mộ trong tư thế thân
thương và hiếu hạnh nhằm làm chậm đi sự
chia cách với Chúa Giêsu và kéo dài tang lễ (như đã xảy
ra trong Ga 11,31). Tình huống
nhắc đến đêm tối (của sự chết) và
một bước khởi đầu (ngày thứ nhất).
Tảng đá đã bị lăn khỏi
mộ. Giống như các thánh sử khác, Gioan phòng giữ mầu
nhiệm về sự can thiệp của Thiên Chúa diễn
ra mà không có nhân chứng, trước khi bà Maria đến. Cuộc gặp gỡ giữa bà Maria và Chúa Giêsu bị
chậm lại vì được xen vào việc bà Maria chạy
về gặp hai môn đệ.
HAI MÔN ĐỆ
Ông Phêrô và môn đệ Chúa
Giêsu thương mến, cả hai đều có mặt ngay
từ khởi đầu cuộc Thương Khó của
Chúa Giêsu trong một sự hết sức gần gũi với
Người, đau thương cho ông Phêrô vì đã chối
Thầy, trung thành nơi người môn đệ kia. Tích cực trong cuộc Thương Khó, hai ông còn
tích cực hơn nữa trong việc khám phá mầu nhiệm
Phục Sinh. Có sự chênh lệch giữa hai người
cũng như có sự trổi vượt trong đức
tin của người môn đệ được Chúa
Giêsu thương mến, bởi lẽ môn đệ kia chạy
tới mộ nhanh hơn (dấu chỉ sự vồn vã ân
cần lớn hơn chăng?), sau đó “ông thấy và tin”:
dụng ngữ rõ ràng diễn đạt quá trình từ “thấy”
đến sự gắn bó trọn vẹn với Chúa Giêsu
Phục Sinh. Cảnh tượng đồ liệm hoặc
trật tự các đồ này được sắp xếp
chứng tỏ rằng thi hài của Chúa Giêsu không bị
đánh cắp, mà Chúa Giêsu đã bỏ đi, để lại
khăn có thứ tự nếp nang và đặt đúng vị
trí Người mặc. Khác với anh Ladarô ra khỏi mồ,
chân tay còn quấn vải, Chúa Giêsu không
còn cần đến khăn vải nữa vì lẽ Người
lìa bỏ thế giới loài người. Gioan không hề
nói gì đến đức tin của ông Phêrô (Lc 24,12 nhấn mạnh ông Phêrô rất đỗi
ngạc nhiên khi thấy những khăn liệm). Cho đến lúc ấy Kinh Thánh chưa hoàn toàn thuyết
phục, tiếp nhận sự chứng nhận của nhiều
dấu chỉ dồn dập trên đường của
các môn đệ. Họ trở về
nhà, nơi mà bà Maria Macđala sẽ mang Tin Mừng đến
cho họ. Không tranh luận, không cạnh tranh ngoài mặt,
cả hai môn đệ ra khỏi bài trần thuật cùng với
sự trổi vượt thích đáng cho mỗi người:
ông Phêrô được gia nhập trước tiên, trở
nên cho Giáo Hội sơ khai một chứng nhân không thể
chối cãi được. Còn người môn đệ kia trổi vượt hơn ông bởi sự
gắn bó với Đức Kitô. Mối
tương quan phức tạp giữa hai môn đệ này
sẽ được minh giải nơi chương 21.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|