CUỘC
KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU
theo thánh Luca (Lc.22&23)
Gp.
Vĩnh long
Phần trình
thuật về cuộc khổ nạn của Đức
Giêsu được coi như phần giống nhau nhất
trong 4 Phúc Âm. Nhưng những dị
biệt cũng không ít.
Phần riêng của Luca:
c. 13-16 :Luận án lần I của Philatô.
c. 15-16 Giáo huấn trước lập Bí Tích Thánh Thể.
c.17 với chén rượu nho thứ I.
c.28-30 : Phần thưởng dành
cho các tông đồ.
c. 51 chữa lành lổ tai bị
chém đứt.
c.61a cái nhìn của Đức Giêsu cho Phêrô.
23,2-5 : Ba lần Pilatô tuyên bố
Đức Giêsu vô tội.
c. 5-12 : Đức Giêsu bị đưa ra trước
Hêrôdê.
c. 27-32 : Gặp gở các phụ nữ trên
đường vác thập giá.
c.34 : lời xin tha thứ.
c. 40-43 : Đối thoại với người kẻ
trộm sám hối.
c. 46b : Tiếng kêu của
Đấng hấp hối trích Tv 31.
Luca có riêng 35 câu ( hơn 20 câu trên
miệng Đức Giêsu).
Những câu chung
với Mc cũng không có cùng một trật tự. Sơ đồ trình thuật của Luca trong
những nét lớn thì song song với Mc nhưng cũng có
nhiều khác biệt. Có một số
điểm giống Ga.
·
Ban đêm Đức Giêsu
không được điệu đến Cai
pha cũng không đến Thượng Hội Đồng.
·
Ba lần Pilatô muốn
thả Đức Giêsu.
·
Đánh đòn coi như
một hình phạt thay thế án tử.
·
Cuối cùng Pilatô nộp
Đức Giêsu cho các người hữu trách do thái
để thi hành bản án.
Hai nét Kitô học của Luca :
1.
Đức Giêsu thực
hiện một cách bình thản chương trình của
Thiên Chúa- nhấn mạnh tính cách vô tội của
Người.
2.
Mời gọi nhập
cuộc, dấn thân vg. Simon Cyrênê vác hộ thập giá
với Đức Giêsu.
Tóm lại :
cái chết của Đức Giêsu là cuộc tử
đạo của người công chính là gương
mẩu cho các môn đệ noi theo vg Stêphanô, Phaolô…..
Luca viết
Phúc Âm thứ 3 như một đại diện cho dân
ngoại cố gắng đưa dân ngoại vào chiếm
một chổ đứng trong lịch sữ cứu
độ. Lc 23,34 : Lời xin tha
thứ là nhắm dân ngoại vì họ bị coi như
người tội lỗi nhưng chỉ vì họ không
biết. Nhất là Lc. 23, 40-43 giai thoại về
người kẻ trộm sám hối, ăn trộm
Nước trời vào những giây phút chót (
có cách nói là vào giờ thứ 25).
Luca biện minh cho dân
ngoại vì ơn cứu độ cũng có cho họ và
Luca cũng có một nữa là dân ngoại (
Cha là ngoại). Ngoại là ở ngoài, ngài tìm cách ghép
họ vào chương trình cứu độ vì ơn
cứu độ phổ quát không dành riêng cho do thái.
Đó, Người
đưọc treo lên cao, trên cây sào và giương cao trên
đỉnh đồi núi sọ.. Xa gần đều có thể nhìn thấy.
Như con rắn
đồng, treo trên ngọn sào, giương cao trong sa mạc để ai bị rắn cắn
mà nhìn lên và tin Thiên Chúa thì khỏi chết. Mọi
người là con cháu Adam đều bị con rắn
xưa cắn không phân biệt do thái hay dân ngoại-
điều quan trọng và trở nên bi đát- là có nhìn lên
và tin hay không. Thánh Gioan nói : tin thì
được sống không tin thì vẩn chết.
Đó, Người đã
được treo lên, trên cây bẹo ( theo ngôn ngữ
chợ nổi miền tây Nam bộ- ở chợ nổi
Cái Răng hay Ngả Bảy, các ghe hàng bẹo món hàng
muốn bán trên một cây sào gọi chuyên là cây
bẹo,bẹo hàng). Trên đồi cao, được
giương lên cao (như Ga: khi tôi được
giương lên cao, tôi sẽ lôi kéo mọi người
đến với tôi).
Được
treo, được giương lên như cờ hiệu
thúc quân. Được chứ không bị hay chịu
treo vì Người tình nguyện, là Tình Yêu cứu
độ. ‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi ‘trao
nộp’ con của mình cho thế gian để họ
xử tùy ý họ.
Nhưng cái nút thắc
phải mở ở đây là ‘ nhìn lên và
tin vào’. Ai có thì được ‘ ơn tha
thứ và hứa thiên đàng’. Còn không thèm nhìn hoặc nhìn mà
chế nhạo, phỉ báng, mắng nhiết thì khác Đức
Giêsu chỉ xin ơn tha thứ ‘ vì
họ không biết’, chỉ cho kẻ không biết. Dân ngoại không biết. Luca
muốn làm mảnh ghép còn thiếu cho hình ảnh ơn
cứu độ dược đầy đủ.
Người
được treo đó! Trên cao, ai cũng có
thể nhìn xem.
Người
được treo đó! cho tất
cả, cho dân ngoại nữa. Ngoại không
phải là vỉnh viển ở ngoài. Vào giờ chót,
những giây chót muốn vào cũng còn được
nhưng với điều kiện là nhìn lên và tin Thiên Chúa.
Người kẻ trộm sám hối vào giờ phút chót
được chấp nhận và hứa ‘ ngay hôm nay’ có
nghĩa là ngay hôm nay, ngay giờ phút nầy, giờ của
sám hối và lòng tin người kẻ trộm-dân ngoại
(tội lỗi) cũng được ơn tha thứ và
được hưởng ơn cứu độ như
mọi người dù là người kẻ trộm. Không phải là ơn cứu độ vô
điều kiện. Nhưng điều
kiện không nhiều, chỉ cần sám hối và tin. Nhưng không thể không có. Vì tự do thì
phải như vậy.
Người
được treo đó! trên cao, không
giống như những người bị treo khác.
Người là con chiên vô tội, là Con Thiên Chúa, là Tình Yêu, là
ơn cứu độ phổ quát. Người do thái cho
tới nay vẩn không sám hối, không tin thì trở thành
kẻ ngoại. Người dân ngoại là tội lỗi, là
kẻ trộm (dưới mắt người do thái)
nhưng giờ chót sám hối : Chúng ta
chịu thế nầy là đáng kiếp. Ông
nầy không có tội. Xin Ngài, khi về trong
nước Ngài (Trời) xin thương nhớ đến
tôi. Ngay hôm nay (ngay sau khi sám hối)
ngươi sẽ ở trên thiên đàng với tôi. Ngay hôm ấy Đức Giêsu đã ở trên thiên
đàng – là Chúa vào Đấng Cứu độ -không
phải đợi tới Thăng Thiên. Cũng
ngay hôm nay người dân ngoại được nhận
và thiên đàng’ơn cứu dộ’- không còn đợi gì
nữa vì có ơn cứu độ thì trời liền
mở ra- đã đợi lâu lắm rồi. Ơn
cứu độ là phổ quát, là cho mọi người
không phân biệt do thái hay dân ngoại chỉ có tin hay không
tin. Nên ngay hôm nay Luca muốn mảnh ghép còn
lại được thực hiện hoàn tất. Vì
Ga : Ai tin thì được sống, không có
giới hạn.
Người
được treo đó! Trên cao - đủ cao –hãy nhìn lên
và hãy tin thì chắc chắn 1000% được cứu,
được sống đời đời
! Lạy Chúa, con thấy rồi, con tin, xin cho con
được sống đờo đời với Chúa
trong vinh quang Phục Sinh.