Chúa chịu
chết… thật uổng công !!!
Lung Linh
Xin quý vị
đừng vội gào lên:
Quân phạm thượng !!!
Lôi nó lên giàn hỏa!!! biến
nó thành bó đuốc đáng nguyền rủa!!!
Chúng tôi xin trình bày
từ đầu đến cuối hòan toàn dựa vào Kinh
Thánh và kinh nghiệm sống thực sự..
không những của mình mà còn của
nhiều bạn hữu khác nữa.
Truớc hết chúng ta
trở về vấn nạn đầy nhức nhối:
Chúa chịu
chết…thật uổng công !!!
Ngày xưa chúng tôi
được dạy rằng:
Chúa đã chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá
để chuộc tội cho cả và thiên hạ.
Từ
đó, chúng tôi tin “sái cổ”, tin
chắc như đóng đinh vào cột.
Và chúng tôi
truyền lại cho thế hệ sau chân lý cao cả này
một cách xác tín cuồng nhiệt.
Nhưng tới tuổi
“tam thập nhi lập”…bỗng nhiên, chúng tôi đặt
lại cho chính mình một câu hỏi cực kỳ nghiêm túc:
Chúa đã chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá
để chuộc tội cho cả và thiên hạ. Tại sao mình không cảm nhận được
điều này nhỉ?
Bí rị
!!!
Tức quá, tôi đi
hỏi những người bạn:
Này bạn, bạn có cảm nhận rằng
Chúa đã chịu nạn chịu chết để
chuộc tội cho bạn không?
Có anh lúc đầu tính
gân cổ lên, hùng hổ tuyên xưng đức tin mạnh
mẽ của mình…nhưng sau vài giây suy nghĩ..trán
anh nhăn lại..và cuối cùng đành
lắc đầu thở dài!!!
Có anh nhìn
tôi ngạc nhiên… như tôi vừa rơi xuống trần
gian này… từ một tinh cầu xa xôi nào đó. Nhưng suy nghĩ thêm một chút..anh ta liền nói:
Ừ nhỉ??
Thế mà bấy lâu nay mình cứ tưởng niềm tin
này vững như núi Thái Sơn..hóa ra
không phải như vậy.
Không chịu thua, tôi đi
hỏi các linh mục:
Thưa Ngài, ngài có cảm nhận Chúa đã
chịu chết để cứu chuộc ngài không??
Sao lại không??
Giáo hội dạy rõ ràng như 2 với 2 là 4
..chẳng có gì phải nghi ngờ. Cậu
định nghi ngờ cả Giáo Hội đấy
hả???
Tuyệt vời, đức tin của ngài
thật đáng nể. Vậy xin ngài kể
lại cho biết cảm nhận rất riêng tư của
ngài. Ngài cảm nghiệm được
Chúa đã chịu chết để cứu chuộc ngài như
thế nào??
Đầu hơi cúi
xuống rồi mắt ngước lên bầu trời xa
xăm, hy vọng tìm được câu trả lời cho
ổn thỏa..nhưng cuối cùng, ngài
khẽ lắc đầu:
Chịu chết!! Không trả
lời được.
Tôi liền an ủi:
Thôi ngài ơi, đừng buồn làm gì. Chính các môn đệ thân tín nhất của
Đức Giêsu cũng thế thôi. Ngay sau khi Thày chịu
chết trên Thánh Giá, các ông quăng tất cả những
lời Thày dạy xuống hồ Galilê. Công khó nhọc ba
năm theo Thày, các ông vất xuống
biển. Các ông quên béng cuộc biến hình huy hoàng trên núi
Tabor, lủi thủi về nhà thả lưới bắt
cá. Cắt đứt Tình Thày trò để khỏi bị
người Do Thái truy lùng vì sợ rằng có liên quan
tới tên Phạm thượng Giêsu!!!
Quý vị thấy đó,
các môn đệ là người đã cùng ăn, cùng ở,
cùng đi với Thày khắp miền Thập tỉnh
suốt 3 năm trời, thế mà Cái chết của
Thầy Giêsu cũng không ảnh hưởng một chút nào
tới các ông chứ đừng nói tới việc
trọng đại: cứu
độ, cứu chuộc,
chuộc
tội.. nghe có vẻ xa
vời quá!!!
Quả thật, Chúa chịu
chết…thật uổng công !!!
Nhưng…không
lẽ chịu bó tay.com mãi sao???
Chúng tôi lao
đầu, chúi mũi vào công cuộc nghiên cứu Kinh Thánh
và tập sống những gì mình khám phá.
Sau một năm, chúng
tôi kéo nhau đi uống café ăn
mừng khám phá mới:
Chúa chịu chết…chẳng uổng công chút
nào!!!
Ít nhất phải
như vậy chứ, chúng tôi xin phép chia sẻ lại niềm
hứng thú này:
Chúa
chịu chết…chẳng uổng công chút nào!!!
Sau bao ngày miệt mài
nghiên cứu Kinh Thánh, suy tư rồi tập sống, chúng
tôi xin chia sẻ gọn nhẹ như sau:
Trước hết,
chúng tôi dựa vào kinh nghiệm của Phaolô trong thơ
gởi Timôthêô
Đây là lời đáng tin
cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ
cùng sống với Người.
(2Tm 2:11)
Quý vị thấy đó,
điều kiện để cùng sống với Người, thì
phải cùng
chết với Người
Nhưng khổ nỗi..một bức tường sứng sững
lại hiện ra: Cùng chết với Đức Kitô..nghe có vẻ dễ như ăn cháo..nhưng làm thế nào để cùng chết
với Ngài???
Phaolô đã đề
nghị rằng: Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã
chết đối với tội lỗi, nhưng nay
lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su. (Rm
6:11)
Chết đối với tội lỗi !!! đúng là
chuyện không tưởng!! mỗi ngày
các thánh còn lỗi bảy lần. Thế thì
làm cách nào mà chết với tội lỗi
được???
Chúng tôi
đã có thừa kinh nghiệm thất bại chua cay mỗi
khi ra sức chiến đấu với tội lỗi. Mười lần thì tới chín
lần rưỡi bị thua thê thảm
Thì ra câu của Phaolô
mở cánh cửa sinh nhưng lại bắt vượt qua
cửa tử !! Chuyện này còn khó
hơn lên trời
Nhưng không lẽ
lại chịu bó tay????
Phải tìm cách khác thôi..
Chúng tôi lại loay hoay
đi tìm một “con đường sống” khác
Lại nữa, nếu Thần Khí ngự
trong anh em, Thần
Khí của Đấng đã làm cho Đức
Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng
đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi
chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự
trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em
được sự sống mới. (Rm 8:11)
À, thì ra
thế, trong quá
trình từ cõi chết sống lại, mình chẳng
cần phải nhọc công bầy binh bố trận
chiến đấu với tội lỗi..mà
đơn giản chỉ cần đón nhận Thần Khí
vào lòng mình.
Nói thì ngon
lắm, nhưng tìm đâu ra con đường sống…
giữa 198 câu nói tới Thần Khí nằm rải rác trong toàn
bộ Tân Ước???
Vì thế chúng tôi
phải đọc toàn bộ Tân Uớc, ghi chép những câu
mình thích thú..
Mỗi người
chọn một
câu tâm đắc nhất nhưng tất cả
đều quy về Thần Khí Thiên Chúa
·
Thật vậy,
luật của Thần Khí ban
sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, đã
giải thoát
tôi khỏi luật của tội và sự chết. (Rm 8:2)
·
Nhưng anh em không
bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần
Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của
Thiên Chúa ngự trong anh em. (Rm 8:9)
·
Chính Thần Khí
chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con
cái Thiên Chúa. (Rm
8:16)
·
Thật thế,
tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ
hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa
trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân
thể. Tất cả chúng ta đã được đầy
tràn một Thần Khí duy nhất. (1Cr 12:13)
Thế rồi, mỗi
người sống theo châm ngôn của
riêng mình. Chúng tôi đua nhau tập
sống miệt mài trong Thần Khí Thiên Chúa..
Thời gian đầu,
chúng tôi chẳng cảm thấy gì..nhưng
từ 6, 7 tháng sau, chúng tôi cảm thấy sự sống
Thiên Chúa bắt đầu phát huy sức mạnh thần
kỳ của Ngài
Chúng tôi
không còn cảm thấy cám dỗ mạnh mẽ như
xưa.
Chúng tôi
nhìn đời bằng ánh mắt rất thoải mái, bình
an.
Chúng tôi
cảm nhận Lời Chúa rất nhanh và sâu sắc.
Chúng tôi
vượt qua trở ngại, vượt khó khăn
tương đối dễ dàng hơn trước
nhiều.
Đặc biệt là
chúng tôi khám phá ra rằng: Chính sức mạnh, quyền năng của
Thần khí Thiên Chúa giải thóat khỏi ách nô lệ tội
lỗi.
Từ đó, dù không cần
phải nỗ lực chiến đấu với
tội lỗi, chỉ
cần dựa vào sức mạnh của Thần Khí Thiên
Chúa, chúng tôi cũng có thể vượt qua tội lỗi tương đối dễ dàng. Thực tế là, chúng tôi chỉ còn quan tâm tới
việc sống trong Chúa, còn giờ đâu mà nghĩ tới
tội lỗi nữa.
Câu nói bí
hiểm của Phaolô… bây giờ lại trở nên dễ
hiểu hơn nhiều.
Nếu ta cùng chết với Người, ta
sẽ cùng sống với Người
Chết ở
đây mang ý nghĩa cởi bỏ con người cũ
với lối sống xưa – hình ảnh của cái
chết - để mặc con người mới, với
lối nhìn mới để cùng sống với Người mỗi ngày.
Thêm vào đó, chúng tôi
khám phá ra rằng: Cái chết của Chúa không phải như
một
lệnh tha của một tòa án
để chúng ta được cứu chuộc một
cách mơ hồ, khơi khơi.
Cái chết của Chúa cũng
không phải như một giấy Visa để chúng ta có
thể vào cửa Thiên Đàng…trong khi cả đời, chúng
ta chỉ biết sống với “cái Tôi” của mình
Thực vậy,
cái chết của Chúa mang ý nghĩa tâm
linh mà chúng ta chỉ có thể hiểu
được khi chúng ta thực sự sống trong Ngài. Lúc này, chúng ta có thể reo lên:
Chúa chịu
chết…chẳng uổng công chút nào!!!