ĐưỜng thẬp giá
Lm Trần Thanh Sơn
Hôm nay, Chúa Nhật lễ
Lá, khởi đầu cho tuần Thánh, tuần lễ quan trọng
nhất trong cả năm Phụng vụ của Kitô giáo,
tôi muốn được cùng quý OBACE suy niệm về con
đường thập giá.
1. Con đường thập giá của Đức Kitô:Khi nói đến con đường thập
giá, trong trí chúng ta thường xuất hiện khuôn mặt
của những tên lý hình lạnh lùng, hung dữ, vói những
đòn roi, và những vết đinh. Tuy nhiên, không chỉ là
những nỗi đau trên thân xác, tâm hồn Đức
Giêsu còn phải gánh chịu một nỗi đau khác,
đau đớn hơn, chua chát hơn, đủ làm nên những
giọt máu đổ ra trộn lẫn với mô hôi của
Ngài.
Trước hết là nỗi đau khi bị
người thân yêu nhất phản bội. Chúng ta biết trong ba năm trời rao giảng,
Đức Giêsu đã qui tụ quanh mình được một
nhóm nhỏ 12 người. Nhóm người
này có thể nói được là những người thân
tín nhất của Đức Giêsu. Ngài
đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ riêng
tư, để giải thích, hướng dẫn và dạy
dỗ các ông nhiều điều. Và trong nhóm đó, có
hai môn đệ Ngài tin tưởng nhất: một là Phêrô,
hai là Giuđa. Với Phêrô, Đức Giêsu đã tin tưởng
ông, nên đặt ông làm thủ lãnh của các tông đồ;
còn với Giuđa, Đức Giêsu đã tin tưởng
đến nỗi đã giao cho ông cả “khúc ruột” của
Ngài, khi trao cho ông nhiệm vụ quản lý.
Thế nhưng, sự thể thật trớ
trêu. Khi được giao giữ túi tiền,
Giuđã liền đem cả Thầy mình mà bán đi với
cái giá thật rẻ mạt chỉ với giá “ba
mươi đồng bạc”. Còn Phêrô cũng chả
hơn gì, là thủ lãnh của cả nhóm, vậy mà khi Thầy
mình bị bắt, chỉ trong một đêm, “trước
khi gà gáy”, ông đã lớn tiếng thề thốt, và chối
chẳng có quan hệ, cũng chẳng phải là đồng
hương với Thầy mình. Cho dù, người
đối diện với ông chỉ là một người
đầy tớ gái, chẳng có chút thế giá nào trong xã hội
lúc bấy giờ. Đức Giêsu đã
bị chính những “đệ tử ruột” của mình
phản bội.
Kế đó là nỗi đau khổ bởi cô đơn.
Sau bữa tiệc, nhìn thấy trước gánh nặng của
con đường thập giá, Đức Giêsu nói với
các tông đồ: “Linh hồn Thầy buồn sầu đến
nỗi chết được, các con hãy ở lại
đây và thức với Thầy”. Thế nhưng, có lẽ
vì mỏi mệt, vì những chén rượu các ông vừa uống
trong bữa ăn, và có lẽ cũng vì các ông không thể hiểu
và thông cảm với những nỗi đau khổ đang
dằn vặt trong tâm hồn của Đức Giêsu, nên các
ông ngủ cả, không một ai thức cùng Đức
Giêsu. Đức Giêsu đang phải trải qua một nỗi
đau khổ, cô đơn không biết chia sẻ với
ai, còn Chúa Cha thì lại im lặng.
1. Đúng là một nỗi dằn vặt, cô
đơn đến cùng cực.
Dưới gánh nặng
cùng cực đó của con đường thập giá,
đã có lúc Đức Giêsu kêu lên với Chúa Cha “Lạy Cha,
nếu được, xin cho Con khỏi chén này!”. Nhưng rồi trong tình yêu và niềm tin,
Ngài liền thưa tiếp với Chúa Cha “Nhưng đừng
như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn”.
Và không chỉ là một lần, sau lần cầu nguyện
thứ hai, Đức Giêsu lại kêu lên: “Lạy Cha, nếu
chén này không thể qua đi được mà Con phải uống,
thì xin theo ý Cha”. Và không chỉ
có thế, ngay cả khi đã bị đóng đinh trên thập
giá, thì những tên cướp bị đóng đinh với
Đức Giêsu, tức là những kẻ mạt hạng cuối
cùng trong xã hội cũng lớn tiếng nhục mạ
Ngài. Thật, chẳng còn nỗi đau khổ nào, hay
sự oan ức, sự sỉ nhục nào mà Đức Giêsu
đã không phải gánh chịu đúng như lời ngôn sứ
Isaia đã báo trước: “Tôi đã đưa lưng cho kẻ
đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi
đã không che giấu mặt mũi tránh những lời nhạo
cười và những người phỉ nhổ tôi”.
Đức Giêsu quả thật đã “huỷ bỏ chính mình,… đã tự hạ mình, vâng lời cho đến
chết và chết trên thập giá”.
Thế nhưng, cho dù con đường thập giá có khủng
khiếp và nặng nề đến đâu đi chăng nữa,
thì với lòng tin tưởng và nhất là nhờ sức mạnh
tình yêu của Ngài đối với Chúa Cha và đối với
toàn thể nhân loại, cuối cùng, Đức Giêsu cũng
đã đi trọn con đường thập giá cho đến
tận đỉnh đồi Canvê. Chính vì thế “Thiên Chúa
đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh
hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi
nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất
và trong địa ngục phải quỳ gối xuống
và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức
Giêsu Kitô là Chúa”.
Như thế, thập giá trên đỉnh đồi Canvê
trước đây là một biểu tượng của ô
nhục, biểu tượng của tội lỗi, thì giờ
đây, nhờ Đức Giêsu, đã trở nên cây Thánh Giá,
biểu tượng cho sức mạnh và lòng thương
xót của Thiên Chúa. Nhờ Thánh giá, chúng ta
được giao hoà với Thiên Chúa. Tin
mừng thuật lại khi Đức Giêsu trút hơi thở,
thì “màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống
dưới”. Màn đền thờ đã xé ra, giao
ước cũ chấm dứt, để bắt đầu
một giao ước mới, giao ước được
ký kết không phải bởi máu chiên bò, nhưng bằng
chính Máu của Đức Giêsu, Máu của chính Con Thiên Chúa.
Đức Giêsu đã đi trọn con đường thập
giá, và đã phục sinh vinh hiển để đem lại
ơn cứu độ cho mỗi người chúng ta. Do
đó, để nhận được ơn cứu độ
của Ngài, mỗi người chúng ta chắc chắn
cũng phải đi trọn con đường thập
giá của mình.
2. Con đường thập giá của chúng ta:
Bước đi theo Đức Giêsu trên con đường thập
giá hôm nay, cho dù chúng ta không bị đòn vọt, tù tội,
không có mão gai, không bị đóng đinh vào tay chân, không bị
lưỡi đòng đâm thâu, nhưng cũng không kém phần
khốc liệt. Đi con đường thập giá của
Đức Giêsu, chúng ta vẫn phải đối diện với
nỗi đau đớn của sự phản bội, vu
khống, bội bạc của những người
đang cùng sống với chúng ta. Thậm chí, có khi sự
vô ơn, bội bạc đó còn đến bởi những
người thân yêu nhất của chúng ta như: anh chị
em, con cái, hoặc đến từ những người bạn
từ thuở còn thơ.
Mặt khác, nếu để ý, chúng ta sẽ
thấy, nền luân lý của thế giới hôm nay đang
bị rối loạn. Tôi nói là “rối loạn”, bởi
lẽ người ta dễ dàng “khóc”, và lớn tiếng kêu
gọi “chia sẻ” khi thấy những nạn nhân của
sóng thần, thiên tai, nhưng lại cho phép và cổ võ việc
giết những con người vô tội, vô phương
chống cự, đó là những thai nhi còn nằm trong bụng
mẹ, hay những người già yếu, bệnh tật,
với những tên gọi thật đẹp như “kế
hoạch hoá gia đình”, “chết êm dịu”. Chẳng lẽ,
mạng sống của những người này lại “rẻ”,
hơn mạng sống của những người kia!!! Do đó, một khi dám đi ngược
lại những trào lưu thực dụng của xã hội
hôm nay, để đấu tranh dành quyền cho sự sống,
cho công bình, lẽ phải, là lúc chúng ta đang đi con
đường thập giá của Đức Giêsu.
Khôn ngoan trần thế còn dạy chúng ta “phụ
người hơn để người phụ mình”.
Còn đường thập giá của Đức
Giêsu thì lại mời gọi chúng ta yêu thương, cầu
nguyện và tha thứ cho kẻ thù, kẻ làm hại chúng ta
thà “người phụ mình, hơn là mình phụ người”.
Con đường thập giá mà chúng ta phải đi mỗi
ngày, còn là cuộc đấu tranh để có những quyết
định chẳng phải là dễ dàng, trong từng biến
cố lớn nhỏ của cuộc sống khi phải
đối diện với những đòi hỏi của
công bình, bác ái, chẳng hạn như việc: đút lót,
tham nhũng, hay đơn giản hơn, việc “quay” bài của
các em học sinh.
Và bởi vì đi ngược với suy nghĩ, với
cách sống của con người hôm nay, nên lắm lúc
người kitô hữu chúng ta cảm thấy mình như cô
đơn, như đang đứng bên lề của xã hội.
Nhưng cho dù vậy, chúng ta cũng không
được phép nản lòng, thối chí, bởi vì chúng ta
không vác thập giá một mình, chúng ta có Đức Giêsu,
người Thầy, và là Chúa của chúng ta cùng vác với
chúng ta. Và nếu chúng ta dám đi trọn con đường
thập giá với Ngài, thì chắc chắn, cuối cùng chúng
ta cũng sẽ được cùng Ngài hưởng trọn
niềm vui của cuộc Phục Sinh vinh hiển. Amen.
Lm Trần Thanh Sơn