Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 3-2010
|
HOAN HÔ - ĐẢ ĐẢO
(Mt 26,14 -27,66)
Lm. Giacôbê Phạm văn
Phượng, OP.
Hôm nay toàn thể
Giáo hội tưởng niệm Chúa Kitô vào thành Giêrusalem
để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của
Ngài. Vì thế ngày lễ hôm nay gồm có hai phần : phần đầu kính nhớ việc
Chúa vào thành thánh bằng cuộc rước kiệu lá, phần
hai là thánh lễ tưởng niệm cuộc thương
khó của Chúa.
Trước hết, ngày Chúa Nhật trước
khi đi thụ nạn, Chúa Giêsu lên thủ đô Giêrusalem lần
cuối cùng. Dân chúng lũ lượt kéo nhau đi
như cuộc biểu tình vĩ đại, trên đường
vào thành thánh, họ trải áo choàng trên đường và chặt
những nhánh lá cây trải trên đường để
Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ
dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một
vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô : “Hoan hô con vua Đa vít”, “Vạn tuế
Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Người
người nồng nhiệt hò la, Chúa Giêsu im lặng chấp
nhận để họ đón rước và tung hô như thế. Ngài là một vị vua
vinh quang nhưng khiêm hạ, Ngài không phải là vị vua
như dân Do Thái mong đợi, nghĩa là vua phần xác,
đến để giải phóng dân tộc họ khỏi
ách đô hộ ngoại bang Rôma, đem cơm áo ấm no
cho họ. Nhưng Ngài là vua trong lòng của họ,
đem đến tình thương và hòa bình.
Đàng khác, cũng trong ngày lễ hôm nay, chúng
ta nghe đọc bài tường thuật về cuộc khổ
nạn của Chúa Giêsu. Cuộc khổ nạn diễn
ra vào ngày thứ sáu sau Chúa Nhật Lễ Lá, nghĩa là chỉ
sau ít ngày nhiệt liệt tung hô Chúa Giêsu,
dân Do Thái lại biểu tình đã đảo, chống
đối, hò la đòi giết Chúa. Ngài đã bị bắt,
bị trói và bị dẫn đến trước mặt
thượng tế Cai-Pha, rồi đến trước tổng
trấn Phi-la-tô, bị xét hỏi, bị đánh đập,
bị kết án và cuối cùng bị hành
quyết trên núi Sọ như một tên trọng phạm của
xã hội.
Ngày lễ hôm nay cho chúng ta thấy hai thái độ trái
ngược nhau của dân Do Thái : hoan hô
Chúa và đả đảo Chúa, đưa Chúa lên ngai vua và hạ
bệ Chúa trên thập giá. Chắc chúng ta khó chịu, bực
tức và lên án thái độ đổi thay, lòng dạ tráo
trở của những người đó phải không ? Nhưng chúng ta hãy ý tứ, có người
đã viết như thế này : “Giữa
Chúa Nhật Lễ Lá và thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản
chiếu cả cuộc đời của các Ki-tô hữu :
Hôm nay chúng ta hoan hô, chúc tụng Chúa : vạn tuế, vạn
tuế, ngày mai có thể chúng ta sẽ gào thét : đả
đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh hắn vào
thập giá. Hôm nay chúng ta yêu thương, ngày
mai chúng ta oán ghét. Hôm nay chúng ta hân hoan, ngày
mai chúng ta buồn sầu. Hôm nay chúng ta hiền hòa, ngày
mai chúng ta hung dữ. Hôm nay chúng ta tin tưởng, ngày mai
chúng ta hoài nghi. Vâng, danh sách các mâu thuẫn giữa thiện
và ác còn có thể tiếp tục nối dài, và thực sự
giữa Chúa nhật Lễ Lá và thứ Sáu Tuần Thánh có thể
phản chiếu cả cuộc đời của Ki-tô hữu”.
Để làm sáng tỏ những tư tưởng trên, một
diễn giả đã dùng một cành lá dừa. Cành lá dừa xanh tươi tượng trưng
cho những đặc tính tích cực của Chúa Nhật Lễ
Lá như hoan hô, chúc tụng, yêu thương, hân hoan, hiền
hòa, tin tưởng. Mỗi lần nêu lên một khía cạnh
tiêu cực của cuộc sống như khước từ,
oán ghét, buồn phiền, hung dữ, hoài nghi, diễn giả
tuốt bỏ phần lá xanh, chỉ còn để lại cọng
của cành lá dừa. Cuối cùng, cành lá dừa
xanh tươi đã biến thành một bó roi có thể dùng
để hành hạ nhau, biến thiên đàng thành địa
ngục.
Chắc tất cả chúng ta đều hiểu và thấm
thía những điều trên đây ? Cuộc sống của chúng ta có nhiều tiêu cực
hơn tích cực, chúng ta làm khổ nhau nhiều hơn làm
đẹp lòng nhau. Có phải chúng ta xích mích, gây chia rẽ
bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương,
đoàn kết ? Chúng ta tôn vinh Chúa ở
trong nhà thờ nhưng chúng ta có tôn vinh Chúa trong cuộc sống
ở ngoài nhà thờ không ? Mỗi
khi chúng ta không tôn trọng bất cứ người anh em
nào là chúng ta không tôn vinh Chúa. Vì thế,
chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn trung thành với lời chúng
ta hoan hô “vạn tuế” để trong cuộc sống,
chúng ta quyết tâm đem ra thực hành chương trình xây
dựng hòa bình và tình thương của Chúa.
Lm. Giacôbê Phạm văn Phượng, OP.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|