CHÚA NHẬT LỄ
LÁ
Thánh
ca và lời nguyện mở đầu
Kinh
Thánh: Phi-líp-phê 2: 6-11
Trước khi học hỏi và suy niệm bài đọc
Tân Ước của Chúa Nhật Lễ Lá, có lẽ chúng ta
thử tò mò nhận xét một chi tiết tuy nhỏ, không mấy
ai để ý tới, nhưng lại rất quan trọng,
trong các giờ kinh sáng và chiều của Các Giờ kinh Phụng
vụ Tam Nhật Vượt Qua. Ðó là phần Xướng
đáp trích đoạn thư Pl 2:6-11 và diễn tiến
như sau:
- Kinh chiều Thứ V Tuần
Thánh: "Vì ta, Ðức Ki-tô đã sống phục tùng
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết."
- Kinh sáng & chiều Thứ
VI: "Vì ta, Ðức Ki-tô
đã sống phục tùng
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây thập tự."
- Kinh sáng & chiều Thứ
VII:
"Vì ta, Ðức Ki-tô đã sống phục tùng
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây thập tự.
Chính vì thế,
Thiên Chúa đã siêu tôn Người
Và tặng ban danh hiệu
Trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu."
Rõ ràng Các Giờ kinh Phụng vụ muốn diễn tả
ý nghĩa nền tảng của Mầu nhiệm Khổ nạn
và Phục sinh, phù hợp với diễn tiến Phụng vụ
Tuần Thánh, bằng cách mỗi ngày thêm một câu (hoặc
cụm từ), từ Ðức Ki-tô "sống phục tùng
đến nỗi bằng lòng chịu chết" đến
thực sự "chết trên cây thập tự", và vì
thế Người được Thiên Chúa "siêu tôn"
và "tặng ban danh hiệu". Tư
tưởng của thánh Phao-lô hoặc bài thánh thi của Hội
Thánh sơ khai, được sử dụng như cái
sườn hoặc dàn bài cho những suy niệm và cầu
nguyện trong tất cả Tuần Thánh. Như vậy chúng ta có thể hiểu được
tầm quan trọng của bài đọc Tân Ước hôm
nay như thế nào.
Ðể ngộ được ý nghĩa sâu xa của việc
Ðức Ki-tô đã "trút bỏ vinh quang", trước
hết chúng ta cần tâm niệm Ðấng Cứu Thế của
chúng ta có hai bản tính: Thiên Chúa và con người. Ðức Ki-tô là Thiên Chúa làm người. Ngài đã hạ mình thật thấp để thay
măt cho loài người chúng ta trước mặt Thiên
Chúa Cha và Ngài đã hoàn toàn vâng phục để chúng ta không
những được ơn tha thứ của Thiên Chúa, mà
còn được chia sẻ với bản tính Thiên Chúa.
Hai bản tính liên kết chặt chẽ trong
Ngôi Hai đã cùng hành động để thực hiện
kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa.
Chắc chắn Ki-tô hữu chúng ta cảm thấy
được an ủi và phấn khởi vì biết rằng
tình Chúa yêu thương chúng ta thật vô bờ qua mầu
nhiệm Nhập Thể. Thiên Chúa của chúng ta không sống
xa cách, lạnh nhạt, nghiêm khắc như quan tòa, biên chép
ghi lại tội lỗi chúng ta để phạt chúng ta xuống
hỏa ngục. Nhưng Người là Thiên
Chúa yêu thương, sai Con Một đến để sống
với chúng ta, để chết cho chúng ta và để
đưa chúng ta về nhà Cha. Thử hỏi
có tư tưởng lớn nào hoặc bộ óc siêu việt
loài người nào có thể phát minh được một
kế hoạch kỳ diệu như vậy để biểu
lộ tình yêu không? Chỉ có tâm can Thiên Chúa mới cho
chúng ta một thứ "bằng chứng" tình yêu
như vậy thôi.
Ðức Ki-tô là bằng chứng tình yêu ấy.
Ngài đã "làm chứng" bằng cả
cuộc đời Ngài. Vì ta. Ngài đã đến, đã sống, đã rao giảng,
đã chết, tất cả là vì chúng ta và cho chúng ta.
Kinh Tin kính đã khẳng định điều này: Vì loài
người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi,
Người đã từ trời xuống thế,... Cuộc sống và cái chết
của Ðức Ki-tô được gồm tóm trong hai tiếng
"phục tùng". Không phải phục tùng do áp lực
của sức mạnh, nhưng do động lực của
lòng yêu mến Thiên Chúa và loài người. Phục tùng trong
yêu thương giúp Ðức Ki-tô "bằng lòng chịu chết",
một hành vi của ý chí. Rồi từ
ý chí chuyển sang hành động: Ngài đã thực sự
chết trên cây thập tự.
Sau khi nêu lên tấm gương phục tùng của
Ðức Ki-tô, thánh Phao-lô hướng về chúng ta. Ngài
viết: "Vậy, anh em là những người luôn luôn
vâng phục..., anh em hãy biết run sợ mà gắng sức
lo sao cho mình được cứu độ. Vì chính Thiên Chúa tác động đến ý chí
cũng như hành động của anh em do lòng yêu
thương của Người" (c. 12-13). Từ những lời này, chúng ta càng thấy rõ
hơn những gì phải làm, phải sống. Chúng ta
có thể hiểu những lời của thánh Phao-lô như
thế này: "Nếu tôi muốn sống như người
con cái vâng phục Thiên Chúa, thì tôi phải biết khiêm
nhượng, tôn kính Chúa (= run sợ) và tích cực hành động
để góp phần cộng tác của mình vào ơn cứu
độ Thiên Chúa đã dành cho mình." Nhưng điều
quan trọng là chúng ta có để cho lòng yêu thương của
Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như hành
động của chúng ta hay không.
Câu hỏi
gợi ý chia sẻ
Ðoạn thư Pl 2:6-11 sẽ giúp tôi chuẩn
bị tham dự các nghi thức và cử hành Phụng vụ
Tuần Thánh như thế nào? Ðây có phải là
tư tưởng chính hướng dẫn tôi hiểu ý
nghĩa mầu nhiệm Ðức Ki-tô và đặc biệt cử
hành mầu nhiệm ấy trong Tuần Thánh không? Tại sao?
Bài đọc Tân Ước hôm nay đã để
lại nơi tôi hình ảnh nào về Ðức Ki-tô? Hình ảnh ấy nói gì với cá nhân tôi?
"Vì loài người" là lý tưởng sống
của Ðức Ki-tô. Lý tưởng này
cũng mời gọi tất cả chúng ta lấy làm lý
tưởng của mình. Vậy tôi đã
chấp nhận và đã sống lý tưởng ấy
như thế nào?
Mỗi lần suy niệm về tình Chúa yêu
thương, chúng ta cần phải ý thức tình yêu
thương ấy đã tác động đến ý chí và
hành động của chúng ta như thế nào. Tôi đã thực sự ý thức điều này
chưa và tôi đã để cho tình yêu Chúa tác động tới
mức độ nào?