VÀO THÀNH ÐỂ CHỊU CHẾT
Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật,OP
Nét bi đát của cuộc
khải hoàn
Ðể sửa
soạn vào thành, Ðức Giê-su sai hai môn đệ đến
ngôi làng trước mặt để mượn tạm
con lừa. Có lẽ không nơi nào cho thấy sự
mâu thuẫn như trong biến cố này :
một bên là Thiên Chúa uy quyền, một bên là "tính con
người". Cả hai đều thể hiện trong
con người Ðức Giê-su. Ðó là sự pha
trộn giữa quyền năng Thiên Chúa và sự lệ thuộc,
giữa giàu sang và bần cùng. Và đó cũng
là hiệu quả của mầu nhiệm nhập thể.
Vì lòng yêu thương con
người, Ðấng vốn giàu có đã trở nên khó nghèo,
để con người được giàu có. Trong cuộc
đời, có lần Ðức Giê-su đã mượn chiếc
thuyền của dân chài làm chôỵ đứng giảng dạy ; lần khác Người đã mượn
hai cái bánh và năm con cá của cậu bé vô danh để
làm phép lạ nuôi cả đám đông ; sau này, khi trút hơi
thở cuối cùng, Ðức Giê-su còn mượn tạm ngôi
mộ để gửi tấm thân trong khi đợi ngày sống
lại vinh hiển. Vẫn có những chuyện
bi đát như thế trong cuộc đời Ðức
Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Nhưng
chưa hết.
Hãy bảo thiếu nữ
Xi-on
Kìa Ðức Vua đến
với ngươi
khiêm
tốn ngổi trên lưng lừa
lưng
lừa con là con của thú vật chở đổ. (Mt 21,5)
Thời đó, các vị
hoàng đế thường ngồi trên chiến mã, oai hùng
tiến vào thành phố. Ngược lại, ở
đây, Ðấng khải hoàn khiêm tốn ngổi trên lưng
lừa con. Nếu Phi-la-tô có dịp đứng quan sát
cảnh này, hẳn ông phải bật cười vì tính cách
khôi hài của con người tự xưng là Vua. Con người
ấy đang ngổi trên lưng một con vật biểu
tượng của sự tự huỷ, tượng
trưng cho việc tiến dần đến cái chết.
Nếu Ðức Giê-su tiến
vào thành phố trong tiếng nhạc hùng tráng, trong tư thế
của người chiến thắng, chắc sẽ có kẻ
nghĩ rằng Người là Ðấng giải phóng về mặt
chính trị. Trái lại, Ðức Giê-su chọn những hoàn cảnh
để chứng thực cho lời tuyên bố
: "Nước tôi không thuộc về thế gian
này". Như thế, chẳng có gì cho thấy
vị vua này có thể là đối thủ của Xê-da.
Phía sau những lời
tung hô
Khi Ðức
Giê-su đến gần thành phố, một "đám rất
đông" dân chúng ra đón Người. Trong số đó, không chỉ có những người
cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, nhưng còn có những
người từ nơi khác về thủ đô dự lễ,
và dĩ nhiên, cả những người Pha-ri-sêu.
Trong những
lần trước đây, Ðức Giê-su luôn ngăn cản
lòng nhiệt thành, sự phấn khởi của dân chúng.
Người đã lánh mặt khi đám đông hứng khởi,
Người tránh tạo nên những quang cảnh náo nhiệt
(x.Mt 16,20; Mc 5,43; Mc 9,9; Ga 6,15). Vậy mà,
trong khi Ðức Giê-su tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, các người
Pha-ri-sêu phải thốt lên : "Kìa thiên
hạ theo ông ấy hết" (Ga 12,19). Ðiều
này ngược hẳn với thái độ của Ðức
Giê-su. Trước đây, Người
xoa dịu sự hứng khởi của dân chúng, còn bây giờ,
Người lại khơi lên. Tại sao vậy ?
Bởi vì
"Thời" đã đến. Lúc
này, sẽ đến giờ Người công khai tỏ cho
dân chúng biết về uy quyền của Người, và
đây là lần cuối cùng. Ðức
Giê-su biết rõ điều này sẽ đưa Người
lên đỉnh Can-vê, đến việc Thăng Thiên và thiết
lập vương quốc trên trần gian. Ðây là
cơ hội cuối cùng để Ðức Giê-su đưa
ra tiếng nói quyết định và đặt con người
trước lựa chọn : hoặc
tuyên xưng, hoặc từ khước.
Những cái áo được
trải trên đường, những ngành ô-liu được
phất cao ; đám đông vui mừng
tung hô :
"Hoan hô Thế tử
nhà Ða-vít, hoan hô !
Vạn phúc Ðấng ngự
đến nhân danh Chúa !
Hoan hô Chúa ngự chốn
cửu trùng" (Mt 21,9).
Ðức Giê-su
là Hoàng tử thuộc dòng dõi Ða-vít. Người
là Ðấng được sai đến để thực
hiện công trình của Thiên Chúa. Hosana, khởi
đầu là một lời cầu nguyện, giờ
đây trở thành bài ca chiến thắng để đón
tiếp Ðấng Cứu Tinh. Mặc dù đám dân
đang reo hò không hiểu rõ lý do Người được
sai đến, họ cũng chẳng hiểu được
bình an do Người mang lại, nhưng
họ cũng biết rằng Người từ Thiên Chúa
mà đến.
Ðúng là một cuộc khải
hoàn, nhưng Ðấng Cứu Thế biết rõ rằng lời
tung hô "Hosana" sẽ được đỗi thành
"đóng đinh nó đi", và vòng gai sẽ thay cho ngành
vạn tuế. Ngày hôm nay, người ta trải
áo dưới chân Người, nhưng ngày thứ Sáu tới
đây, cả áo của Người họ cũng lột hết.
Mặc dù Người là Vua, và dân chúng nhận rằng
Người là Ngôn Sứ, là Thầy ... nhưng Ðức
Giê-su biết rõ hoàng cung được dành cho Người
chính là đổi Can-vê.
●●●
Lạy Chúa, dù con có thế
nào chăng nữa, cũng xin cho con được tung hô Chúa trong ngày hôm nay. Ngày thứ Sáu, tất
cả tội lỗi của con sẽ bị phơi trần,
nhưng con biết lòng thương xót của Chúa sẽ ngập
tràn trên con: đó là ngày Phục Sinh. Cùng với tất cả
mọi người con sẽ reo lên "Vạn phúc Ðấng
ngự đến nhân danh Chúa "Ðó là hy vọng, là niềm
cậy trông cho suốt cả hành trình tăm tối của
con.
Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật,OP