Người
con hoang đàng - R.
Gutzwiller
Xét theo
tâm lý, phải là bậc thầy mới hoạ nổi
dụ ngôn đứa con hoang đàng. Thế nhưng đây
lại chẳng nhấn mạnh về đứa con hoang
đàng, về những nỗi khốn nạn và sự
trở về của chàng ta. Mà lại
nhấn mạnh nhiều đến người cha.
Tất cả những
đoạn văn Thánh Luca nói về vấn đề
hư mất đã kết thúc một cách ý nghĩa khi
đưa chúng ta về Thiên Chúa, Đấng cứu thoát
những gì đã hư hại và bù đắp dư
dật.
1. Người cha để cho đứa con hư
hỏng.
Trong dụ
ngôn, người cha có thể, hoặc tạm thời
từ chối không chia cho người con phần gia tài
của anh ta, hoặc là nói cho thấy hơn thiệt.
Bản văn lại chẳng đả
động đến chi tiết. Người
cha đã chia gia tài cho anh, và để anh ra đi.
Đối với đứa con, chẳng phải vì xung
khắc hay vì sự sa đoạ nào đó thúc đẩy
anh ra đi, nhưng là vì anh khát khao được sống ngoài
vòng kềm toả, vì háo hức khao khát kinh nghiệm, vì
muốn biết cái mới lạ, vì chưa có bản lãnh,
vì tính hung hăng và bản năng thích phiêu lưu mạo
hiểm.
Thiên Chúa cũng để
cho con người hành động. Người có thể gìn
giữ con người khỏi tội lỗi bằng
những đường lối quan phòng của
Người hoặc bằng áp lực của ân sủng mà con người không thể nào
cưỡng lại được. Thế nhưng,
Người vẫn tôn trọng tự do của con
người: điều này làm chúng ta ngạc nhiên và khó
hiểu.
Nhưng thể theo Thánh ý
của Người, sau khi con người đã được
tạo dựng một cách tự do và được ban cho
quyền tự do, Thiên Chúa đã thực sự để
cho con người làm chủ những quyết định
của mình, lại còn ban cho con người sự trợ giúp
tự nhiên để thực hiện những quyết
định đó nữa. Bởi chưng
mọi chuyện con người thực hiện –cả khi
con người làm điều ác nữa- con người
cần phải có sự trợ lực của Thiên Chúa,
nếu không con người hoàn toàn bất lực.
Trong dụ ngôn,
đứa con lầm lạc dần dần sa sút,
trước tiên là một sự phung phí dại dột,
rồi hắn phung phí gia tài cho bọn đĩ
điếm cho đến lúc hắn hoàn toàn chìm đắm
trong tình cảnh khốn nạn và phải đi chăn heo
(ta chớ quên thái độ xa lánh của người Do thái
đối với loại thú vật này) rồi suýt
chết đói.
Thiên Chúa cũng thế,
Ngài để mặc con người tự do theo con đường đã chọn lựa,
để họ xuống dốc theo ý muốn và ao
ước của họ. Ai tưởng mình có thể
định đoạt giá trị sự vật thì Chúa
sẽ để họ theo ý riêng mình, cho
đến khi họ hiểu rằng ý muốn tự
quyết của họ chỉ là sự sụp đổ
bất lực.
Thiên Chúa thường thông
cảm với việc con người yếu đuối sa ngã giữa lúc làm bạn với bầy heo
và cơn đói ám ảnh. Tuy nhiên –sẽ có
một hiện tượng kỳ dị- bao lâu mọi
sự tốt đẹp thì con người ít nghĩ
đến Thiên Chúa. Họ muốn quán xuyến
tất cả và tự mình quyết định. Nhưng khi có trục trặc vì lỗi của
họ, họ vội vàng quy trách cho Thiên Chúa.
2. Người cha đón nhận đứa con hư
hỏng
Trong dụ
ngôn, người con đã trở về với chính mình.
Bị lâm vào cảnh phiền muộn, nó mới biết
đến kinh vực sâu, thú nhận lỗi lầm của
mình và dọn sẵn lời thú tội: ‘Thưa cha, con đã
lỗi phạm đến trời và đến cha’. Nó ý thức mình không còn quyền lợi nữa và
chỉ còn trông cậy vào lòng nhân hậu để được
coi như một kẻ hèn hạ nhất trong đám
thợ làm công.
Khi con người có kinh
nghiệm sâu sắc và chua cay về thất bại bản
thân, họ dễ ý thức giá trị của ân
sủng. Lúc ấy, họ biết không thể tự
sức mình mà được việc, nên phải phó thác vào ân sủng của Thiên Chúa. Tội lỗi
đã làm cho con người mất địa vị làm con
Thiên Chúa, cho nên, làm tôi tớ đối với nó là một
đặc ân. Con người không còn đến
trước Thiên Chúa Cha với tư cách một
người con quấy rầy, nhưng như một
kẻ van xin đầy lòng hối hận đứng
trước chủ nhân. Và Thiên Chúa chấp
nhận họ.
Trong dụ
ngôn, người cha đã chờ đợi rồi ông
đã chạy ra đón đứa con hư, tỏ lòng tha
thứ mà không cần đứa con giãi bày lời thú
tội. Ông đã dọn một bàn tiệc, tổ
chức một buổi lễ… Đối
với tội nhân hối cải, Thiên Chúa cũng có một
thái độ tương tự. Ngài
đến gặp họ. Phán quyết trong nội tâm
và lòng hối cải đã là dấu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Kẻ lầm lạc khi
tự phán quyết rồi lại quyết định
trở về với Thiên Chúa, đó cũng là ân sủng. Thiên Chúa cầu mong
lại đón nhận họ. Đó là do lòng nhân hậu
của Ngài. Và, nói một cách sát chữ, Ngài đem lòng yêu
thương dạt dào người tội lỗi đã
hối cải, quên đi quá khứ, xoá bỏ ác quả và
tội vạ, và hơn nữa, cho họ được những
đặc ân không ngờ, đây là mầu nhiệm khôn dò
của ân sủng Người.
Bữa
tiệc sẽ minh chứng là Thiên Chúa yêu thương.
Người anh khó tính với cảm nghĩ
tầm thường lấy vẻ liêm chính che đậy
đầu óc thiển cận, tâm hồn hẹp hòi của
mình. Trái lại, qua hành vi quảng
đại của người cha, dụ ngôn cho chúng ta
thấy bản tính thâm sâu của Thiên Chúa, tầm mức vô
biên của tình yêu, nhịp điệu và hài hoà, âm vang trong
Thiên Chúa. Lầm lạc không còn là điều
đáng quan tâm. Tăm tối đã
biến đi. Ánh sáng chói chan khắp nơi, mọi
sự thấy đẹp hơn bao giờ hết. Tội
hồng phúc!... Tội lỗi là dịp
vô cùng hữu ích để chúng ta nhận ra sự cao
cả của Thiên Chúa đến nỗi chính các lỗi
lầm của con người lại dẫn đến
ơn cứu độ và vinh quang của Thiên Chúa.