Em
con đã chết nay sống lại
(Suy niệm của Lm. Nguyễn
Văn Tài)
Đức
Hồng Y Suhart, Giám Mục Paris là một vị chủ
chăn lỗi lạc. Điều này
chẳng một ai dám phủ nhận. Đặc
biệt về đường hướng đạo
đức thâm sâu mà Ngài đã vạch ra trong các thư luân lưu danh tiếng như: "Giáo
hội tiến hay lùi" (Mùa Chay năm 1948); hoặc
"Linh Mục giữa xã hội" (Mùa Chay năm 1948).
Đức Thánh Cha Piô XII
rất lấy làm cảm phục khi đọc qua các thư luân lưu ấy. Trong dịp
Đức Hồng Y đến Vaticano, Đức Thánh Cha
đã tươi cười hỏi đùa: "Năm nay
Đức Hồng Y có ra thông điệp nào mới
không?" Giữa
những bận rộn của giáo phận với mấy
triệu giáo dân, 10 Giám mục phụ tá, 1,500 linh mục và
hàng trăm ngàn tu sĩ nam nữ, một hôm, một linh
mục bí thư trình lên Đức Hồng Y một tập
sách mới viết định xuất bản, do một
linh mục trẻ trong giáo phận soạn ra. Linh mục ấy thiết tha xin Đức
Hồng Y xem qua cuốn sách và chuẩn y trước khi
ấn hành. Đức Hồng Y vui vẻ nhận
lời: "Tốt lắm! Cha cứ
để đấy, lúc nào rỗi tôi sẽ xem".
Một tháng
trôi qua, cuốn sách chẳng được đụng
đến, vị linh mục nôn nóng chờ đợi,
thời gian dài như cả thế kỷ. Thế nhưng, chẳng biết làm sao hơn, vì
Đức Hồng Y quá bận việc. Phải
đợi đến một buổi chiều mùa đông
giá lạnh, khi Toà Giám Mục hoàn toàn vắng khách, trong
bầu khí thân mật, cha bí thư rụt rè trình bày:
"Thưa Đức Hồng Y, xin Đức Hồng Y
xem qua tập sách cho ông cha trẻ kia được
phấn khởi. Ông ta cứ hỏi con hoài à! Có
thể hôm nay vắng khách, xin Đức Hồng Y xem qua tí
thôi, cũng như đọc sách báo giải trí vậy".
Đúng! Tôi bận quá vậy nên chậm
trễ mất, đưa quyển sách cho tôi, tôi bắt
đầu đọc ngay bây giờ. Cha bí thư vui mừng phấn khởi, trao ngay
cuốn sách và nhẹ nhàng rút lui. Thế rồi Đức
Hồng Y mải mê đọc sách, giờ cơm tối
Ngài vắng mặt, 12 giờ khuya đèn phòng Ngài vẫn còn
bật sáng và 3 giờ sáng vẫn còn đèn. Ngài đã
đọc suốt đêm, quên cả ăn
lẫn ngủ.
Sáng hôm sau, vừa dùng
điểm tâm xong, Đức Hồng Y vội gọi ngay
cha bí thư vào và bảo mời các các
Giám Mục phụ tá, các Tổng Đại Diện và ban
cố vấn đến dự phiên họp đặc biệt.
Khi tất cả tề tựu đông đảo,
Đức Hồng Y lên tiếng: Lý do của buổi
họp mặt đặc biệt hôm nay là vì tập sách
của cha Henry Kobel mang tựa đề: "Nước
Pháp, một xứ truyền giáo". Tập sách
được cha bí thư trao cho tôi
chiều hôm qua và tôi đã đọc hết cuốn sách,
quên cả ăn, cả ngủ. Bấy lâu nay
tôi cứ ngờ rằng, tôi đã biết rõ thành phố Paris, giáo
phận của tôi. Nhưng bây giờ
đọc trong đó, tôi thấy có nhiều sự kiện
rất mới lạ khiến cho tôi phải bồn
chồn thao thức. Tôi tự kiểm điểm
lại: Thật tôi chưa biết rõ giáo phận của
tôi. Tôi rất cảm phục cuốn sách này.
Vì những tư tưởng trong cuốn sách cứ ám
ảnh tôi, khiến tôi trằn trọc suốt đêm, mong
sao đến sáng để gặp các vị cố vấn
và tức khắc đi vào vấn đề.
Cám ơn cha
Henry Kobel đã trao sách ấy cho tôi đọc. Và
kết quả của công việc kiểm điểm này là
Ngài đã lập ra "Hội Truyền Giáo Thừa Sai
Paris" vào năm 1944, đồng thời Ngài ra hai bức
thư luân lưu nổi tiếng nói trên.
Anh chị em thân mến!
Khởi
đầu của cuộc canh tân hay sự trở về
bao giờ cũng được đánh dấu bằng
những giây phút "Tự Kiểm Điểm" hay "Cảnh
Tỉnh". Bài
Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cũng gợi cho chúng ta sự
đổi mới trở về của người con
đi hoang sau những giây phút chạnh lòng và tự kiểm
điểm. Thật thế, có lẽ trong
chúng ta chẳng ai xa lạ gì với hai chữ "Kiểm
Điểm", không những không xa lạ mà lắm khi còn
kinh hãi khi nhắc đến hai chữ này. Nhưng dù
sao đi nữa "Kiểm Điểm" vẫn luôn là yếu
tố căn bản để đổi mới con
người. Tu đức học Kitô giáo đã dùng nó
như là phương pháp hoàn thiện con người.
Đức cố Hồng
Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập
sách "Đường Hy Vọng" cũng đã khuyên:
"Trên đường hy vọng, thỉnh thoảng con
phải dừng chân nơi bóng mát để kiểm
điểm lại những bước lệch lạc, rút
kinh nghiệm để bước tiến, chuẩn
bị thêm hành trang. Hãy kiểm điểm
mỗi tối, kiểm điểm mỗi tuần,
kiểm điểm mỗi lần xưng tội, kiểm điểm
mỗi lần tĩnh tâm.
Xe tốt
cũng làm máy lại. Sức khoẻ
tốt cũng khám tổng quát, nếu muốn tránh sự
sụp đổ bất ngờ không thể cứu vớt
được. Bay lồng lộng giữa không gian
thế nào, sửa tay lái liên lỉ và
triệt để nghe lời chỉ bảo từ quả
đất, vì lệch lạc là không đến đích.
Con người đã
sợ hãi, xa lánh từ "Kiểm Điểm". Vì mỗi lần tự kiểm điểm là
mỗi lần nhận chịu hình phạt. Một dịp tự kiểm điểm là thêm
một cơ hội chịu hạ nhục, bêu xấu
đánh mất đi phẩm giá con người của mình.
Trong
Đức Giêsu Kitô, kiểm điểm không còn mang dáng
dấp đe doạ ấy. Người con đi hoang
đã thưa cùng cha: "Thưa cha, con đã lỗi
phạm đến trời và đến cha, con không đáng
được gọi là con cha nữa. Xin cha đối
xử với con như một người làm công của
cha mà thôi". Đáp lại lời tự
hối này không phải là lời trách phạt đoạ
đầy, nhưng là một việc xác nhận
địa vị làm con và một bữa tiệc linh
đình với những gì ngon béo nhất để mừng
con trở về.
Chúng con cũng có thể
gọi "lịch sử cứu độ" là một
chuỗi những bản tự kiểm điểm,
những lời tự hối được nhận
lời và được ban thêm giá trị: Ngôi báu của
Đavít tồn tại đến muôn đời;
người phụ nữ tội lỗi trở thành
rường cột Giáo hội. Tuy nhiên, lời Kinh Thánh,
lòng sám hối chỉ có giá trị khi xuất phát từ
cặp môi miệng chân thành với tin yêu hy vọng kèm theo một sự chỗi dậy, quyết
tâm trở về với hết lòng thành của tâm hồn.
Lạy Chúa, xin cho con
biết nhìn lại mình, để quyết tâm đứng dậy
trở về cùng Cha. Mỗi một thất
bại, mỗi một đau khổ vẫn luôn là một
tiếng chuông gọi mời, cảnh tỉnh, nếu con biết
tự kiểm điểm rút tỉa kinh nghiệm.
Chúng sẽ là cơ hội quí báu cho con cảm nghiệm
được tình yêu bao la của người Cha trên
trời. Amen.