CÂU CHUYỆN
VỀ NGƯỜI CHA NHÂN LÀNH
(Chú giải
của William Barclay)
Không phải là không có lý do
khi người ta gọi chuyện này là chuyện ngắn vĩ đại nhất thế giới. Theo
luật Do Thái, người cha không được tự do
phân chia gia tài mình tuỳ ý thích, đứa con cả
đương nhiên được 2/3, đứa con
thứ 1/3 gia tài (Đnl 21,17). Không phải là một việc lạ khi một
người cha phân chia gia tài ngay khi còn sống nếu ông
muốn được nghỉ ngơi khỏi hoạt
động kinh doanh. Nhưng có một sự vô tâm
trơ tráo nơi đứa con thứ khi nó đề
xuất việc chia gia tài này. Thực ra nó
đã nói “Cha hãy cho con ngay bây giờ phần gia tài mà
trước sau gì con cũng được lãnh khi cha chết,
và hãy để con ra khỏi nơi này”. Người
cha không tranh luận gì, ông hiểu rằng nếu con ông
cần được một bài học thì nó phải có
một bài học đắt giá, và ông đã cho như ý nó xin.
Tức khắc đứa con lấy phần riêng của nó
và bỏ nhà ra đi.
Hắn nhanh chóng tiêu xài
hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo,
một công việc cấm kỵ đối với
người Do Thái, vì luật nói: “đáng rủa xả
kẻ nào chăn heo”. Và Chúa Giêsu cho nhân loại tội
lỗi một lời khuyên chưa từng có “Khi nó trở
về với chính mình (nó tỉnh ngộ)”. Chúa Giêsu tin là bao
lâu con người còn xa cách và chống nghịch với
Thiên Chúa thì con người không thực sự là con
người, con người chỉ thực sự là chính mình
khi con người đang trên đường trở
về nhà. Có một điều kỳ diệu nơi Chúa
Giêsu là Ngài không tin rằng con người hư hỏng hoàn
toàn. Ngài không bao giờ tin rằng ai đó có thể tôn vinh
Thiên Chúa bằng cách phỉ báng con người, Ngài tin
rằng con người không bao giờ được
thực sự là mình cho đến khi nào con người
trở về nhà với Chúa. Cho nên đứa con đã
nhất định trở về nhà và xin cha nhận
lại mình không phải để làm con, nhưng làm một
tên nô lệ mạt hạng trong nhà, một tên đầy
tớ ở thuê, một tên lao động công nhật trong
nhà cha. Theo một nghĩa thì người nô
lệ là một phần tử của gia đình, nhưng
đầy tớ ở thuê thì có thể bị đuổi sau
khi chủ báo trước một ngày vì nó không thuộc
về gia đình chút nào. Vậy khi đứa con
đã về nhà –theo bản Hy văn tốt
nhất- cha chàng không để chàng kịp mở miệng
xin làm đầy tớ. Ông đã lên tiếng
trước. Chiếc áo dài tiêu biểu sự tôn
trọng, chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền
bính, vì nếu ai cho kẻ khác chiếc nhẫn ấn tín
của mình thì cũng như uỷ quyền cho người đó thay thế mình; đôi giày
là dấu hiệu làm con khác với nô lệ vì con cái trong gia
đình mới mang giày, còn nô lệ thì không được.
(Ước mong của người nô lệ trong bài ca
của người da đen là mau đến thời
kỳ mà “mọi con cái Chúa được mang giày” vì đi
giày là dấu hiệu sự tự do). Và một bữa
tiệc được bày ra để mọi người
ăn mừng đứa con hoang đàng
trở về. Chúng ta dừng lại ở
đây, thử nhìn xem chân lý trong dụ ngôn này.
1.
Không nên gọi dụ ngôn
này là dụ ngôn về người con hoang đàng vì
đứa con không phải là nhân vật chính, phải
gọi là dụ ngôn về Người Cha Nhân Lành, bởi
vì nó cho ta biết về tình yêu của người cha
hơn là về tội của người con.
2.
Dụ ngôn này nói nhiều
về sự tha thứ của Thiên Chúa. Người cha
hẳn đã chờ đứa con trở về nhà, vì ông
trông thấy từ đằng xa. Đứa con gặp cha
thì cha liền tha thứ cho con và không một lời trách
móc. Có nhiều cách tha thứ, có tha thứ được
ban cho như một ân huệ, và tệ hơn nữa là khi
một kẻ nào đó được tha thứ nhưng
bao giờ cũng kèm theo một dấu hiệu, một
lời nói, một ngăm đe rằng tội vẫn còn
để đó. Một lần kia, Lincoln được
hỏi ông sẽ đối xử thế nào với quân
phiến loạn Miền Nam, khi họ thua trận và
trở lại liên hiệp với Hoa Kỳ. Người
hỏi câu ấy nghĩ rằng ông sẽ báo thù họ ghê
gớm, nhưng Lincoln trả lời “Tôi sẽ đối
xử với họ như họ chưa bao giờ ly khai
với chúng ta”. Thật lạ lùng tình yêu của Chúa khi Ngài
tha thứ chúng ta y như vậy.
Nhưng câu
chuyện đến đây chưa chấm dứt. Người anh cả đi về, anh thực
sự buồn rầu vì em anh đã trở về. Người anh cả đại diện cho
Pharisêu tự kiêu, tự mãn, họ thà xem thấy tội
nhân bị tiêu diệt hơn là được cứu.
Có mấy điều nổi bật nơi
người anh cả.
·
Tất cả thái
độ của anh chứng tỏ rằng bao nhiêu năm
anh vâng lời cha chẳng qua chỉ là một bổn
phận buồn rầu, chứ không phải là công việc
của tình yêu.
·
Thái độ của anh
là thái độ thiếu hẳn sự cảm thông. Anh nói
về người em nhưng không dùng tiếng “em tôi”
nhưng dùng chữ “con của cha”. Chàng là thứ
người tự tôn, sẵn sàng đạp kẻ nào
đã ngã xuống rãnh bùn hôi hám càng ngã sâu hơn nữa.
·
Tâm địa chàng rất
dơ bẩn. Câu chuyện không nói tới gái điếm.
Chính miệng chàng nói ra. Hẳn chàng đã nghi ngờ,
tố cáo em chàng về thứ tội chính chàng muốn.
Một
lần nữa chúng ta lại gặp một chân lý diệu
kỳ là hoán cải, xưng tội với Chúa dễ
hơn xưng tội với loài người. Thiên Chúa xét xử nhân từ hơn những
người ngoại đạo. Tình yêu
Chúa rộng lớn hơn tình yêu của loài người.
Đứng trước một tình yêu như
vậy, chúng ta không thể không chìm sâu trong kinh ngạc,
ngợi khen và yêu mến Ngài hơn.