TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN BÀNG HÀNH ĐỘNG
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1.
Liên hệ chặt chẽ với phép rửa của Đức
Giêsu
Sau trình
thuật về phép rửa, lúc tiếng nói từ trời tuyên
bố: "Con là Con Cha. Hôm nay Cha đã sinh ra Con", Luca
đưa vào bản gia phả của Người, nhắc
lại tổ tiên nhân loại của Đức Giêsu cho tới
"Adam, con Thiên Chúa". Cũng trong mối liên lạc chặt
chẽ với quang cảnh phép rửa là với bản gia
phả mà thánh sử định vị cho giai đoạn
cám dỗ: Đức Giêsu "đầy Thánh Thần"
rời bỏ "bờ sông, Giođan"; người
"được Thánh Thần hướng dẫn vào
hoang địa" - Đây là nơi mơ hồ, nơi mà
theo Kinh Thánh, con người bị thần dữ thử
thách hoặc đi vào kết hiệp với Thiên Chúa hằng
sống "trong 40 ngày"
Người
sẽ bị "ma quỉ thử thách" với tư
cách là Con Thiên Chúa. Ma quỉ hỏi với Người:
"Nếu ông là Con Thiên Chúa hãy truyền cho hòn đá này trở
nên bánh. Nếu ông là con Thiên chúa, hãy nhảy xuống đất".
2.
Thử thách đầu tiên trong cuộc chiến toàn thắng.
Cũng
như bản văn của Mátthêu - tuy thứ tự có khác
– bản văn của Luca kết cấu chung quanh 3 cuộc
cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Tin Mừng xác định
rõ ràng ở phần kết, đã “múc cạn” mọi hình thức
cám dỗ": những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu sẽ
phải đương đầu suốt dọc tác vụ
của Người cho đến khi chết, những
cơn cám dỗ mà các môn đệ và mọi thành phần
trong cộng đoàn của các ngài sẽ gặp. Ba cơn
cám dỗ, cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn
kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ
sách Thứ Luật (trích trong bài đọc 1 và thánh Phaolô
trích dẫn trong bài đọc 2), chính là những cơn cám
dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong suốt
40 năm sa mạc. Có điều họ đã sa ngã. Nay
đến phiên Đức Giêsu phải đương
đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt
40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách
lòng trung tín của người Con đối với Thiên
Chúa và với chương trình cứu độ của
Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã chiến
thắng.
Hugues
Cousin nhận xét: "Đây là trường hợp độc
nhất trong văn chương Tin Mừng. Đức Giêsu
chỉ nói những lời tích từ Cựu ước, Con
Thiên Chúa phải trải qua 3 cuộc thử thách mà xưa
kia dân Israel trong chuyến Xuất Hành đã đương
đầu và đã sa ngã đã sa ngã; rút được kinh
nghiệm từ những bài học trong sạch thứ Luật,
cảnh giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm
tương tự. Đức Giêsu đã chiến thắng
đối thủ" ("Tin Mừng theo thánh Luca",
Centurion, trg 62).
+
Cơn cám dỗ đầu tiên, giống như Mátthêu, là
cơn cám dỗ về Sở Hữu, cơn cám dỗ chỉ
tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một
chủ nghĩa Mêsia thiển cận: "Nếu ông là Con
Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi".
Lần
đầu tiên trích dẫn sách Thứ Luật 8,3 - đoạn
nói về manna - Đức Giêsu trả lời ngay tức khắc:
"Người ta sống không nguyên bởi bánh".
Người từ chối làm phép lạ vì lợi lộc
riêng tư. Là "Con" thật sự, Người nhận
tất cả từ Thiên Chúa, Cha của Người và chỉ
từ Chúa Cha mà thôi; nên Người phó thác tất cả cho
Thiên Chúa, Cha của Người và chỉ phó thác cho Chúa Cha
mà thôi. Roland chú giải: "Con là kẻ nhận được
sự hiện hữu, sự sống không từ chính mình,
nhưng từ một kẻ khác, từ Cha của mình. Con
là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết
ơn rằng mình sống nhờ Cha. Người không phải
là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của
Người sẽ ban lương thực cùng với Lề
Luật. Con không ra lệnh, Người khẩn cầu:
"Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng
ngày" (Tin Mừng theo thánh Luca. Phân tích tu từ", Cerf,
quyển 3, trg 50).
+
Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của
Mátthêu, là cơn cám dỗ về QUYỀN LỰC; cơn cám
dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng
loài người, dù phải trả giá bằng sự thoả
hiệp. "Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoán chắc,
ông sẽ có tất cả" ("Mọi quyền lực
và vinh quang của các vương quốc ấy”).
Lần
thứ hai trích dẫn sách Thứ luật 6, 1 3 - đoạn
nói về con bò vàng - Đức Giêsu trả lời ngay:
"Đã chép rằng: Người chỉ được
thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà thôi".
Người từ chối không tôn kính thủ lãnh trần
gian để hành xử vương quyền phổ quát. Là
Con thật sự, Người sẽ nắm giữ
vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của Người,
và chỉ từ Cha người mà thôi, theo con đường
Cha đã chọn: con đường khiêm nhường,
nghèo hèn, thánh giá. R. Meynet chú giải: "Đức Giêsu sẽ
nhận được các vương quốc trần gian,
Người sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Người
đã từ chối vương quyền xấu xa của
ma quỉ, vì Người đã tự nguyện trở nên
tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại"
(Sđd).
+
Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở
Giêrusalem, báo trước thử thách quyết liệt sau
này, đó là cơn cám dỗ MA THUẬT, cơn cám dỗ thử
thách Thiên Chúa, đi tìm những dấu chỉ kinh thiên động
địa của Đấng Mêsia. Ma quỉ dùng Tv 90, cố
cám dỗ một lần cuối: "Nếu ông là Con Thiên
Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời chép rằng: người
đã ra lính cho các thiên thần gìn giữ ông".
Lần
cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 - đoạn
nói về Massa, nơi dân Do Thái đã buộc Chúa phải cho
họ nước uống - Đức Giêsu đáp tức
khắc: "Đã chép rằng: "Ngươi đừng
thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Người
từ chối sử dụng quyền làm Con Thiên Chúa để
bảo vệ mình; và mê hoặc người Do Thái bằng
những điều kỳ diệu. Người từ chối
buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Người không đòi
phép lạ để cứu mạng sống mình; người
chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên
thánh giá. R. Meynet nói tiếp: "Người tin chắc rằng:
Thiên Chúa sẽ cứu Người, Người không có quyền
kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa chẳng
cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy
Thiên Chúa có cứu Người" (sđd).
Sẽ hoàn tất trên thánh giá
Nếu,
như nói ở trên, Luca hoán đổi vị trí 2 cơn cám
dỗ sau, đó là vì muốn thiết lập một thứ
tự tiệm tiến cho tới cơn cám dỗ thứ
ba: Tại Giêrusalem, nơi có cuộc đụng đầu
quyết liệt và nơi hoàn thành quyển sách đầu
tiên của ngài. Đây là khúc nhạc mở đầu loan
báo cuộc thử thách lớn lao trong khổ nạn.
Hôm nay,
đối thủ đành chịu khuất phục, nó rút
lui "chờ giờ phút đã định". Lúc ấy,
nó sẽ xuất hiện, ra những đòn cuối cùng tấn
công Đấng Chịu Đóng đinh qua miệng các sĩ
quan, quân lính và cả người trộm dữ nữa.
“Nếu
ông là Đức Kitô, hãy cứu mình và cứu chúng tôi với!,
một kẻ cùng chịu đóng đinh với Người
lên tiếng, thách thức.
Trong lúc
thất bại ê chề trước mặt mọi người,
Đức Giêsu: vẫn vững vàng trong thử thách; vẫn
gần bó với thánh giá giữa các người bạn cùng
đau khổ. Người phó thác trọn vẹn cho Chúa Cha
cội nguồn sứ mạng của Người. Và
người trộm lành đã sinh ra trong ánh sáng nên đã
không nguyền rủa.
Quân
lính chế nhạo: "Nếu ông là Vua dân Do Thái, hãy tự
cứu mình đi".
Trong lúc
công cuộc của Người tưởng như vĩnh
viễn lụi tàn, Đức Giêsu vẫn kiên vững trong
thử thách, vẫn lặng lẽ. Đấng Mêsia - Vua chịu
đóng đinh và bất lực cầu khẩn một mình
với Chúa Cha "Lạy Cha, con dâng phó hồn con trong tay
Cha" (Tv 30.6). Thái độ của Người trước
cái chết đã khiến viên sĩ quan Rôma phải thốt
lên những lời đầy hứa hẹn: "Quả
thật ông này là người công chính".
Thủ
lãnh trong dân châm chọc: "ông ta đã cứu được
người khác: hãy tự cứu mình đi, nếu ông ta là
Đấng Mêsia của Thiên Chúa, "Đấng được
tuyển chọn".
Trong khi
tất cả mọi người quấy rối, Đức
Giêsu vẫn kiên vững trong thử thách, tha thứ cho các
đao phủ. Và sự đau khổ cũng như cái chết
của Người, được đảm nhận
trong tình yêu, đã sinh hoa kết quả: Có người
đã tách ra khỏi các thành viên của hội đồng,
đó là Giuse người Arimathia.
Có
người sẽ hỏi, đâu là gốc rễ lịch
sử của đoạn văn mà Mátthêu và Luca thuật lại.
H. Cousin trả lời: "Bên cạnh một biến cố
xác thực, cuộc tĩnh tâm của Đức Giêsu trong
hoang địa sau khi chịu phép rửa, ta phải xét
đến 2 thực tại: những cơn cám dỗ chắc
chắn phải có, đặc biệt là cơn cám dỗ về
chủ nghĩa Mêsia trần tục, vì chúng vẫn tồn tại
trong suốt sứ vụ của Đức Giêsu; và Người
vẫn kiên trì chống trả không bao giờ chịu lùi
bước nhượng bộ. Những dấu vết hiển
nhiên tồn tại trong suốt Tin Mừng Luca (10, 25; 11, 6
và kế tiếp; 22, 42...) càng cho ta thấy rõ rằng: Đức
Giêsu là một Đấng Mêsia nghèo nàn và đau khổ. Các
môn đệ làm chứng Người luôn trung tín với
Thiên Chúa, với sứ mệnh mà Người đã lãnh nhận.
Luca đã làm cho độc giả hiểu ràng Đức
Giêsu đã phải chọn lựa một hình thức thi
hành sứ mệnh, một cách thế hiện hữu và
không phải dễ dàng để đi đến cùng chọn
lựa ấy" (Sđd, trg 63-64).