Con người mới - R. Gutzwiller
Tinh thần
mới, nội tâm quan trọng hơn là chức bậc,
phẩm trật và hơn cả hình thức tổ chức
bề ngoài. Tinh thần ấy được
phác hoạ trong bài giảng trên núi, Thánh Luca viết cho những
người ngoại giáo, không phải cho những
người Do thái. Chính vì thế,
những gì có tính cách đặc biệt Do thái đều bị
bỏ đi và tất cả bài giảng chỉ bằng
một phần ba bài giảng của Thánh Mathêu.
Công cuộc canh tân mà Chúa
Giêsu đem đến đang bắt đầu nơi Ngài
và nhờ Ngài, bây giờ đây, Ngài thấy nó trở nên sung
mãn hoàn toàn: chính lúc con người chết, là đi vào cuộc
sống mới, đối với toàn thể nhân loại,
đó là ngày cùng tận được đi vào trời
mới đất mới. Suốt trong sứ điệp
của vị Thiên Chúa rao giảng, cái nhìn vẫn cố
định trên cái viễn tượng tối cao đó: bài
giảng trên núi chỉ có thể hiểu theo
nghĩa này.
DIỄN TỪ.
Đối
lại bốn lời chúc dữ là bốn lời chúc lành.
‘Phúc cho các ngươi là
những kẻ nghèo khó, khốn cho các ngươi những
kẻ giàu có…’. Đối với Chúa
Kitô, đây không phải là diễn từ mang tính chất xã
hội, một cách phân phối của cải, một
cuộc cách mạng kinh tế, nhưng là một quan điểm
về sự đảo lộn có tính cách quyết
định, của cuộc cách mạng chân thật và sâu
sắc nhất, của sự đảo lộn tuyệt
đối trong đó những kẻ trước hết
sẽ nên sau hết và những kẻ sau hết sẽ nên
trước hết.
Lúc đó sẽ xảy ra
là những ai đang sống nghèo khổ trong thế giới
hiện thời sẽ được gìn giữ để
khỏi sa vào lưới thế gian, họ
đã luôn nhắm vào vũ trụ tương lai, vào
nước Thiên Chúa. Người nghèo khó không bị của
cải trần gian đè lấp: vì thế họ hy
vọng với lòng trông cậy những ngày tươi sáng
hơn. Người giàu trái lại coi thế
này như là nơi vĩnh cửu. Họ
tìm thấy ở đó những thoả mãn những
điều họ ao ước. ‘Ở đó, ‘một
ngày kia’, đó là những viễn
tượng họ không nghĩ đến, và cũng
chẳng nghĩ đến nữa: đó là cái họ
sợ hãi và trốn chạy.
Nhưng
dầu sao, nước Thiên Chúa vẫn sẽ đến,
cũng vậy khốn cho ai ít ao ước nó, mà lại
muốn xa tránh nó.
‘Phúc cho các ngươi là
những kẻ bây giờ đói khát… Khốn cho
các ngươi là kẻ đã được no nê
đầy đủ’. Người
đói khát là người cảm thấy có nhu cầu.
Họ chờ mong với lòng ao ước
điều ngày hôm nay họ không có được. Còn kẻ no nê, thoả mãn với chính mình lại
muốn làm cho giây phút hiện tại này thành vĩnh cửu
và từ chối sự vĩnh cửu thực sự.
Họ đáng cái mà người ta ca thán khi giờ
nước Thiên Chúa đến: đó là lời chúc dữ
chứ không phải là lời chúc phúc.
‘Phúc cho các
ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc… khốn
cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười’.
Ở đây nữa, từ ngữ, ‘bây
giờ’ ‘hiện giờ’ là chính yếu. Những
kẻ khóc lóc là những người thấy thất
vọng với cái thế gian này. Họ
chỉ thấy những sự khó chịu, đau khổ.
Do đó họ hướng về tương lai, hy
vọng có cái gì khác lạ và mới mẻ mà Chúa Kitô mang
đến.
Trái lại những
kẻ cười nói, vui thú trong những sung sướng dưới
thế này, họ hài lòng với tính chất hời hợt
của thế gian này, không muốn tin rằng thế gian
này là cái chóng qua. Đến lúc thay đổi,
vui cười của họ sẽ biến thành than khóc; ngay
từ bây giờ họ đã bị nguyền rủa.
‘Phúc cho các ngươi
nếu vì Con Người mà thiên hạ oán ghét, trục
xuất và loại trừ tên các ngươi như kẻ
bất lương… Khốn cho các ngươi
khi mọi người đều ca tụng các
ngươi’.
Hai nhóm đó
tạo thành một tương phản thật kêu và ít
thấy có hoà đồng hỗ tương. Những kẻ nghèo khó, đói khát, những kẻ
khóc lóc, bị đuổi bắt, bị những
người no nê, giàu có, vui cười… ghét ghen và khinh
dể. Nhưng có Chúa Kitô ở bên
họ, Ngài là Đấng giảng lời quyền năng
được dân chúng ca tụng, và Ngài sẽ lên tiếng
khen họ.
Đó là
một thái độ lạ lùng. Đối
với Ngài, biến đổi thế gian này chưa
đủ. Ngài còn mang đến một cái gì hoàn toàn
khác hẳn, tuyệt đối mới mẻ: đó là
nước Thiên Chúa.
Như
thế, sứ điệp Ngài giảng không phải là
chuyện cải biến thế giới hiện thời,
một sự cao thượng hoá con người, kéo dài luân
lý nhân loại. Và như vậy có thể
giải thích được sức mạnh và quyền
năng chưa hề nghe nói về vị giảng
thuyết và về giáo huấn của Ngài.
Kẻ nghe lời Ngài
sống bằng tương lai và xây tất cả hy
vọng của mình trên sự đổi thay bao la đã
được Chúa khai mở và một ngày kia
sẽ đạt được tầm mức sung mãn.