Người ấy biết đứng lên
Theodore Roosevelt đã
từng nói, "Người đáng được chú ý không
phải người biết nhận xét hoặc
người biết ý kiến cho người khác con
đường tốt, nhưng là người ở trong
cuộc.
Người phải chịu xây sát với nước
mắt và mồ hôi, dũng cảm đấu tranh, lầm
lỗi và gặp những trắc trở, biết hăng
hái nhiệt tình, mạnh mẽ tin tưởng vào sự
thành công của công việc nhưng lại bị thất
bại. Như thế, chỗ đứng của họ
không chung với những tâm hồn cô
đơn và nhút nhát, nhưng với những tâm hồn
biết cảm nghiệm được thất bại và
chiến thắng."
Không biết trong đầu của Roosevelt đã có ai là thần
tượng hay không, nhưng thật ra điều đó
miêu tả một ngư phủ được
Chúa Giêsu kêu gọi theo Ngài để cộng tác vào việc rao
giảng Nước Thiên Chúa: Thánh Phêrô, một con
người thuộc giới lao động. Đây là
một người ở "trong trận chiến, xây sát
bằng nước mắt và mồ hôi, dũng cảm
chiến đấu, lầm lỗi và luôn gặp những
trắc trở, hăng hái nhiệt tình, mạnh mẽ tin
tưởng vào sự thành công của công việc nhưng
lại bị thất bại." Hơn
hết, đây là một người biết thế nào là
"thất bại" và "chiến thắng."
Thánh Phêrô là một
người đã từng ngã đi ngã lại. Ngài đã từng
phải cảm nghiệm hết cái thất bại này
đến thất bại nọ. Thí
dụ, một lần Chúa Giêsu đã hỏi các môn
đệ Ngài về câu hỏi người ta nói Chúa Giêsu là
ai? Sau cùng, Ngài đã hỏi chính các môn
đệ Ngài nghĩ Ngài là ai? Thánh Phêrô
đã nhanh nhẩu đáp ngay, "Ngài là Con Thiên Chúa hằng
sống." Câu trả lời này
của Thánh Phêrô đã làm cho Chúa Giêsu hài lòng về ông. "...Anh thật là có phúc, vì không phải phàm nhân mạc
khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của
Thầy, Đấng ngự trên trời" (Mt 16:15 & 17). Sau đó, Chúa
Giêsu đã dùng cơ hội này để diễn tả
sứ mệnh của Đấng Cứu Thế. Sứ
mệnh đó chính là phải chịu đau khổ và
chịu chết. Chính ngay sau khi nghe
điều đó, Thánh Phêrô đã vấp ngã. Ông đã nói với Chúa Giêsu rằng, "Xin Thiên
Chúa thương đừng để Thầy gặp
phải chuyện ấy!" Và Chúa Giêsu
đã quay lại bảo ông, "Satan, lui lại đàng sau
Thầy!" (Mt 16: 22 -23).
Khoảng một thời gian sau đó, trên núi
biến hình, Thiên Chúa đã ban cho Thánh Phêrô thêm một món quà
đặc biệt nữa: đó là được nhìn
thấy Maisen và 'lia đàm đạo với Chúa Giêsu. Câu
truyện đó là để chứng thực về
điều mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Ngài
về sứ mệnh của Đấng Cứu Thế. Lúc
đó Thánh Phêrô đã phản ứng ra sao? Ông
đã nói với Chúa Giêsu rằng họ có thể ở trên
núi và xây nhà dựng cửa.
Một thời gian sau
lần đó nữa, Thánh Phêrô đang ở trên thuyền
với các môn đệ khác. Họ nhìn thấy Chúa Giêsu
đi trên nước đến với họ. Chúa Giêsu đã kêu Thánh Phêrô đến với Ngài.
Thánh Phêrô đã ra khỏi thuyền và khi ông
rời mắt khỏi Chúa Giêsu thì một tí nữa là ông
bị chết chìm.
Trong những giờ phút cuối cùng
trước giờ tử nạn của Chúa Giêsu tại
nhà Tiệc ly, chính là giây phút cực kỳ khó hiểu đối
với Thánh Phêrô khi ông nhìn thấy Thầy mình rửa chân cho
các môn đệ. Một việc làm của các
đầy tớ. Không hiểu được
ý nghĩa của việc làm đó, Thánh Phêrô đã lên
tiếng, "Thầy mà rửa chân cho con, không đời
nào con chịu đâu!" Tuy nhiên, khi ông
hiểu được việc làm của Chúa Giêsu thì chính
ông lại còn muốn Chúa Giêsu không những rửa chân
của ông mà còn cả mình ông nữa (Gn 13:8-9).
Chúa Giêsu đã muốn Thánh
Phêrô ở với Ngài trong vườn Ghétsimani với Ngài,
thế nhưng ông đã ngủ.
Chúa Giêsu đã dạy
dỗ về lòng tha thứ và không được dùng bạo
động.
Thế nên trong khi bị quân dữ bao vây, chính Thánh Phêrô
đã cầm kiếm và vung văng để một tên lính
phải bị chém đứt tai. Một lần nữa, Thánh Phêrô đã hành động
như là ông chưa nắm được ý nghĩa đích
thực của những lời giảng dạy của Chúa
Giêsu.
Sau cùng, cái giờ phút
tệ bạc nhất đó là chính Thánh Phêrô đã mạnh
dạn thề thốt cho dù có bất cứ chuyện gì
xảy ra thì ông cũng sẽ không bỏ Chúa Giêsu. Thế nhưng, trong sân Philatô,
ông đã sợ hãi mà chối Chúa đến ba lần, không
phải với những người có chức quyền gì,
mà là những đứa đầy tớ thấp hèn (Mt
26:35, 70, 72, 74).
Chúa Giêsu đã gọi Thánh
Phêrô là đá.
Tuy nhiên đó là một viên đá cứ rơi
lên rớt xuống. Hết lần này đến
lần khác, ngài đã phải cúi mặt xuống ăn năn. Đó là một con người đã phạm
hết lỗi lầm này đến lỗi lầm khác,
thế nhưng sau cùng đã trở nên Tông Đồ
Cả., Trong cuộc bách hại bởi quân Rôma, Thánh Phêrô
chính là người đã liên kết và gìn giữ Hội Thánh.
Đó là thời gian mà Giáo Hội tiên khởi
đã bị giết chết cả hàng ngàn người.
Trong ngày Lễ Hiện Xuống, chính Thánh Phêrô
đã đứng ra và giảng dạy. Sau
khi Chúa Giêsu không còn hiện hữu một cách thể lý
nữa, nhưng những người tàn tật và mù lòa
vẫn còn tiến đến, và chính Thánh Phêrô đã
chữa cho họ được khỏi.
Tin mừng của Phúc Âm là
ơn thánh vẫn hằng luôn ban xuống cho chúng ta. Ơn thánh của
Chúa hằng luôn hiện hữu ở giữa chúng ta, ở
đây, ngày hôm nay trong buổi tụ họp này. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là,
"Làm sao chúng ta thể hiện công việc ấy ngay?
Làm sao nó có thể trở thành một cái gì
đó hơn là một ý tưởng suông?" Ở tại chỗ này, tài liệu Thánh Phêrô
để lại có thể giúp ích cho chúng ta rất
nhiều. Chúng ta có thể thấy được Thánh
Phêrô đã làm cho sự hiện diện của Thiên Chúa
gần gũi là một tiến trình
lớn lên của cuộc sống chúng ta. Chúng ta có thể
nhìn thấy trong Thánh Phêrô một tiến trình lớn lên kèm theo sự chỗi dậy của những
lần ngã qụy; biết chỗi dậy sau những
lần bị thất bại; Simon Phêrô có lòng nhiệt thành.
Ông có lòng đạo đức cao siêu. Khi thánh nhân bị ngã, thì ngài luôn biết chỗi
dậy.
Nếu bạn chỉ biết ngồi ở
trong căn phòng của mình và đóng cửa lại, thì
những tài năng của bạn sẽ bị chôn vùi và không
được phát triển. Nếu vậy,
thì bạn gìn giữ chính bạn để làm cái gì? Bây giờ chính là lúc chúng ta sống. Đây chính là lúc mà Thiên Chúa đang hiện diện
bên bạn, và Ngài uốn nắn bạn để trở
thành người môn đệ tốt đẹp. Chúng ta không cần phải lo ngại sẽ bị
thất bại. Những người mà cố
gắng để làm những việc có giá trị, và
rồi bị thất bại thì chắc chắn
được hưởng niềm vui lớn lao hơn là những người không cố
gắng để làm bất cứ chuyện gì cả.
Cũng như Thánh Phêrô, chúng ta phải có
một tiến trình lớn lên kèm theo
sự đứng lên sau những lần ngã quỵ;
biết chỗi dậy sau những lần bị thất
bại.