Sứ vụ
Người xưa thường
nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Điều
này cũng đã xảy ra ngay khi Chúa Giêsu khởi
đầu sứ vụ rao giảng công khai của
Người tại hội đường Nagiarét, nơi
sinh trưởng của Người. Thành công vừa
mới chớm nở, thì khó khăn, thử thách, không
mời đã chợt ập đến, không chịu
uốn mình chiều theo những toan tính
vị kỷ của những người đồng hương,
Chúa Giêsu đã bị chống đối khước
từ, thậm chí họ muốn thủ tiêu Người.
Dẫu sao, Chúa vẫn dũng mạnh thi hành sứ vụ
của Người bằng một trái tim
rộng mở, luôn đập những nhịp đập
của yêu thương.
Thánh Luca đã
ghi lại trong Tin Mừng hôm nay. Sau khi nghe Chúa
Giêsu đọc và giải thích đoạn sách của tiên
tri Isaia, những người trong hội đường
xì xầm với nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó
sao? “. Có lẽ, câu nói này không diễn tả
một thái độ nghi ngờ, trần tục hóa sự
thiêng liêng cao cả của Đức Giêsu, bởi vì họ
vừa mới chăm chú lắng nghe và thán phục
những lời thốt ra từ miệng Người.
Đúng hơn, câu nói đó như diễn
tả một sự toan tính đầy ích kỷ, tư
lợi của những người đồng
hương với Chúa. Họ mang một tâm tính
vốn rất thường gặp ở đời:
“Một người làm quan cả họ được
nhờ”. Nếu người này là con ông Giuse, bây giờ
trở thành tiên tri và làm được các phép lạ, vậy
tại sao chúng ta lại không lợi dụng địa
vị đó để mưu ích cho thôn xóm, bản làng
của mình. Câu ngạn ngữ Chúa Giêsu trưng dẫn
để nói với họ: “Thầy lang ơi! Hãy chữa lấy mình” cho thấy, họ muốn
Chúa hãy làm cho họ hưởng các phép lạ trước
rồi sau đó mới cho người khác được
hưởng. Họ muốn đưa ra một
tối hậu thư bi đát ép Chúa
phải phục vụ họ trước. Vậy
Chúa Giêsu đã xử trí thế nào trước thái
độ hẹp hòi của họ.
Biết rõ đầu óc cục
bộ địa phương, còn nhiều ganh tỵ, mang đậm
tính mầu cờ sắc áo Nazareth của những
người đồng hương như thế, Chúa Giêsu
muốn từ chối ràng buộc ơn cứu độ
của Người trong mối liên hệ máu mủ thân quen
nên Người đã nói rõ ý định của
Người: “Tôi bảo thật các ông, không một tiên tri
nào được chấp nhận tại quê hương mình”.
Nghĩa là, vị tiên tri không có tình cảm
ưu ái với những người đồng
hương hơn những người xa lạ. Chúa
đã trưng dẫn hai vị tiên tri lớn trong Cựu
ước là Eâlia và Eâlisa đã có những hoạt
động vượt ra ngoài ranh giới tôn giáo cũng như
lãnh thổ, để từ chối không ban cho những
người Nazareth, mà cả dân tộc Israel độc
quyền chiếm hữu ơn cứu độ. Ý thức mình là dân riêng Chúa chọn, nên
người Do thái không thể tưởng tượng
được một Đấng Cứu thế
được Thiên Chúa sai đến lại lưu tâm
đến dân ngoại là người tội lỗi, hơn
là ghé mắt chiếu cố đến họ. Chính điều này đã khiến họ tức
giận. Họ lôi Người ra
khỏi thành và xô Người xuống vực. Tuy
nhiên, thánh Luca đã ghi lại: “Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi”. Nghĩa
là, Chúa vẫn bình tĩnh thi hành sứ vụ trước
thái độ “được ăn cả, ngã về không”
hay “không ăn được thì đạp đổ”
của họ.
Thái độ
hẹp hòi của người Nazareth
và phản ứng của Chúa Giêsu như thế có giúp chúng
ta rút ra bài học gì cho cuộc sống hôm nay không?
Trong cuộc sống,
người tín hữu nếu không tỉnh thức, không xét
mình đấm ngực hằng ngày và không thắp lên trong tim ngọn lửa truyền giáo sẽ dễ
trượt theo “vết xe đổ” của những
người Do thái thời xưa.
Tự hào mình thuộc dòng dõi
đạo gốc lâu đời, được rửa
tội, được hưởng nền giáo dục và
đời sống ơn thánh, dễ làm cho người Công
giáo có cảm tưởng, Thiên Chúa thuộc về
người Công giáo và phục vụ cho người Công
giáo. Và điều này dễ dẫn đến khuynh
hướng đóng khung giam hãm Thiên Chúa để
độc quyền chiếm hữu Chúa Kitô và ơn cứu
độ của Người hơn là chia sẻ cho
những anh em chưa được biết Chúa.
Có thể nói khuynh hướng này
là “Tội thứ nhất, tội của những người
được soi sáng mà không sáng tỏa ra. Họ
biết ý nghĩa của cuộc sống, biết
hướng đi, biết những điểm có
nước, những trạm có xăng dầu nhưng
họ không chỉ dẫn cho ai”. Thế
nên, thay vì là những rào cản, sẽ tốt hơn,
đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu mỗi
người trở nên những nhịp cầu dẫn
đưa người khác đến với Chúa. Đừng vô tình tự nguyện biến mình thành
một trở lực, nhưng hãy cố tình biến đổi
thành một trợ lực cho tha nhân.
Một nhà thần học rất
nổi tiếng người Đức là cha Karl Rahner có
một ý tưởng rất đáng cho chúng ta lưu ý. Ngài
nói: “Một cách nào đó, tất cả chúng ta đều là
những Kitô hữu ngoại đạo; trong số
những người Công giáo, không phải tất cả
đều thực sự là con cái của Nước
Trời. Bao nhiêu kẻ xem ra ở bên ngoài
thực sự lại ở trong, còn những người
bẩm sinh là công dân Nước Trời thì sẽ bị ném
vào nơi tối tăm dầy đặc”.
Vì thế, sứ mạng loan báo
Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải cố gắng khám
phá “những người ngoại có tâm hồn Kitô hữu”.
Họ là những người ở gần
Thiên Chúa mà không hay biết. Họ bị bóng tối
vị kỷ của chúng ta làm che mất ánh sáng. Tuy nhiên, không thể có tâm hồn truyền giáo
nếu không có đức ái. Không phải vô tình mà thánh
Phaolô đã dùng tới 10 lần chữ “đức ái” trong
bài đọc 2 để nhấn mạnh đức ái là
nhân đức tuyệt đối cần và quí trọng
nhất. Người loan báo Tin Mừng
cần phải có và cầu xin hơn cả, vì đây chính là
con đường hoàn hảo.
Có lẽ là không quá cường
điệu khi nhà bác học Pascal nói rằng: “Tất
cả mọi vật chất gộp chung
lại, cộng với tất cả mọi tinh thần
gộp chung lại, cộng với tất cả mọi
sản phẩm của hai thứ đó gộp chung lại,
cũng không có giá trị bằng một chút bác ái. Đó là một trật tự khác hẳn, vô cùng
cao cả hơn”.
Ước chi “vết đen”
của những người Nazareth thời xưa không lập
lại và trở thành “phách mạnh” trong đời sống
chúng ta, nhưng chớ gì tấm gương đời
sống của Chúa hôm nay giúp chúng ta ý thức và mở lòng
mình ra trước sứ vụ truyền giáo, dẫu có
gặp khó khăn thử thách, thậm chí là chống đối
bách hại, vẫn kiên trì và dũng mạnh thi hành sứ
vụ bằng một trái tim chan chứa tình yêu như Ngài,
trong Ngài và nhờ Ngài.