MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cánh Cửa Khép Kín
Thứ Năm, Ngày 28 tháng 1-2010

Cánh cửa khép kín

Ngày xưa, một ông tiện keo kiệt. Ông ta một cái thú đếm tiền. thế, ông ta đã xây một căn phòng mật, thật kiên cố, thật vững chắc để cất dấu tất cả tiền bạc của mìnhđó, đêm đêm ông lẻn xuống căn phòng mật ấy, để hưởng cái thú đếm tiền.

 

Thế nhưng, một đêm kia, ông bước vào căn phòng mật ấy, nhưng lại để quên chiếc chìa khóabên ngoài. Cánh cửa sập lại, ông ta kêu gào thế nào cũng không một ai nghe thấy để tiếp cứu. căn phòng mật ấy đã trở nên như một ngôi mộ chôn sống ông. Mãi sau này người ta mới tìm thấy. Lúc bấy giờ thì ông ta chỉ còn một thây ma rữa thối.

Đọc lại Phúc âm, chúng ta thấy dân Do Thái cũng một thái độ khép kín như vậy. Họ nghĩ rằng mình con cháu Abraham, dân tộc được Chúa lựa chọn, cho nên phải nắm giữ địa vị ưu tiên số một, khiến mọi dân tộc khác phải hướng về họ.

 

Từ thái độ khép kín này, họ trở nên tự mãn, kênh kiệu không sẵn sàng đón nhận những lời giảng dạy của Chúa. Ngay cả dân làng Nagiarét hôm nay cũng vậy, trước hai thí dụ Chúa đưa ra để cảnh cáo họ: góa tại Sarepta tướng Naaman. Họ chẳng những không nghe lại còn muốn Chúa xuống vực thẳm.

 

Ta bất bình trước thái độ của họ, nhưng biết đâu, chính chúng ta lại cũng hành động như vậy. Niềm tin của chúng ta như ngọn đèn sắp tắt, như một thân cây đã dập nát tàn héo. Bản thân chúng ta không chịu sống đức tin, không chịu thực thi những điều Chúa truyền dạy, thế chúng ta vẫn tự mãn với chính mình. Chúng ta chớ cho rằng mình đạo gốc, đạo dòng không chịu mở rộng tâm hồn để đón nhận ơn Chúa, để rồi cũng như dân Do Thái, chúng ta đánh mất Chúa, chúng ta xua đuổi Chúa chúng ta nhẫn tâm giết chết Chúa.

 

Chúng ta đóng kín trong những nghi thức lấy làm tự mãn với những nghi thức ấy. Chúng ta chết lúc nào cũng không hay biết, bởi sống không ngừng luân lưu, không ngừng trao đổi với Thiên Chúa với anh em.

 

Tin không phải chỉ chấp nhận một số những nghi thức, những lề luật, những giáo điều, nhưng chấp nhận Đức Kitô Đấng đã chết yêu thương chúng ta. Từ việc chấp nhận sống gắn với Đức Kitô, chúng ta sẽ đi đến việc cảm thông giúp đỡ những anh em chúng ta, bởi , Đức Kitô đang hiện diện nơi họ, nhất những kẻ đau khổ nghèo túng, nhưng liệu chúng ta nhận ra Ngài nhất đón nhận Ngài hay không?

 

14. Loại trừ Chúa Giêsu chăng?

Đây là một trang dễ sợ. Trang này bắt đầu bằng một phản ứng đúng ra là đầy cảm tình: “họ thán phục các lời về ân sủng xuất bởi miệng Ngài”. Nhưng kết thúc bằng sự bạo động: “mọi người trong hội đường đầy lòng tức tối; đứng dậy họ đuổi Ngài ra ngoài thành”.

 

Loại trừ Chúa Giêsu! Loại bỏ Đấng là những cánh tay của Thiên Chúa rộng mở để tiếp đón tất cả mọi người. Thật là dễ sợ! Điều này không thể xảy đến với chúng ta.

Chúng ta hãy hy vọng điều đó, nhưng Tin Mừng cần phải luôn báo động cho chúng ta. Tại sao những người Nagiarét đi từ khâm phục đến căm ghét?

 

Chúa Giêsu đã phải cảm thấy những thái độ ngập ngừng mạnh hơn trong bài Tin Mừng này và Ngài không ngần ngại rút ra những hệ quả từ đó: những ơn cứu độ mà ta vừa mang lại cho các ngươi, những người khác sẽ nhận lãnh, như xưa kia bà goá người Phênixi và người cùi Syri là những người được nhậm lời chứ không phải người Do thái.

Việc mở rộng cho dân ngoại xúc phạm đến người Do thái. Họ không còn có thể tin vào người này nữa. Trong suốt các thế kỷ, người ta sẽ loại trừ Chúa Giêsu vì những lý do khác nữa nhưng nền tảng của tất cả những sự loại trừ này sẽ có chính sự từ chối cơ bản được gợi ra đây do sự bối rối của thính giả: “Không phải ông ấy là con bác Giuse sao?”; đây chỉ là con trai của Giuse mà thôi. Những người nghĩ rằng Chúa Giêsu chỉ là một con người mà thôi, mặc dầu họ khâm phục Ngài nhiều, họ vẫn không thể gán cho Ngài trong tư tưởng và trong cuộc sống của họ vị trí to lớn mà Ngài đòi hỏi. Họ chấp nhận con người, họ loại trừ Con Thiên Chúa.

 

Lại một lần nữa đây không phải là trường hợp của chúng ta hay sao? Không, nhưng chúng ta phải coi chừng một số loại trừ âm ỉ hơn thế nữa. Trước tiên có một cách để sát nhập Chúa Giêsu vào các ý nghĩ của chúng ta hoặc vào môi trường của chúng ta, mà môi trường này tương đương với việc từ chối tinh thần của Ngài và do đó từ chối chính Ngài. Chúng ta hãy xác minh chẳng hạn như những ngập ngừng của chúng ta và có thể là những giận dữ của chúng ta trước những cởi mở của Giáo Hội, của Giám mục này, của linh mục nọ. “Tốt hơn hết là chăm sóc các Kitô hữu tốt”. Mỗi lần chúng ta hạn hẹp món quà cứu độ là chúng ta loại trừ Chúa Giêsu.

 

Tôi cũng gặp những tín hữu sẵn sàng chấp nhận Chúa Giêsu mà không suy xét tỉ mỉ, bao lâu cuộc sống của họ yên ả. Nhưng một biến cố nào đó đã đặt họ trước một sự bó buộc của Tin Mừng là điều đối với họ dường như không thể chấp nhận được đến độ họ thốt lên sự từ chối: “Ngài không thể yêu cầu tôi làm điều này!”. Họ loại bỏ Chúa Giêsu ‘ra ngoài thành’, ra ngoài cuộc sống của họ. Không có gì ngao ngán cho bằng thấy biết bao niềm tin và thậm chí một cuộc đời trung thành lâu dài chuyển đổi thành sự không biết, sự bỏ rơi, sự căm ghét. Tôi nghĩ rằng phải rất thận trọng trong việc chọn lựa trong Tin Mừng điều hợp và điều không hợp với chúng ta: chúng ta có nguy cơ chuẩn bị trong một góc nào đó của con tim chúng ta sự loại trừ Chúa Giêsu.

 

“Ngài đã ngang qua giữa họ mà đi”. Chúa Giêsu đi qua với những lời mời gọi và những dâng hiến của Ngài. Nói chung, nói vâng với Ngài là điều rất dễ. Tin Mừng không phải được viết ra cho những người xuất chúng, mà là cho những người bé mọn. Dầu sao nếu điều này trở nên khó hơn, chúng ta đừng buông Đấng duy nhất “có lời ban sự sống đời đời”. Ngài đi con đường của Ngài, hướng về những người khác có niềm tin và lòng can đảm hơn.


 

setstats
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Không Được Chấp Nhận (1/29/2010)
Đức Mến (1/29/2010)
Điều Kiện Để Đón Tiếp Chúa (1/29/2010)
Để Yêu Như Đức Kitô Yêu - Charles E. Miller (1/29/2010)
Con Cái Trong Nhà (1/29/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Slideshow: 40 Giây Lời Chúa: Lễ Cn 4 Thường Niên - C (1/28/2010)
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Tn (31/01/2010) (1/28/2010)
Chúa Giêsu Không Được Chấp Nhận (1/28/2010)
Ân Huệ (1/28/2010)
Tin/Bài khác
Nẻo Đường Hồn Nhiên Của Tin Mừng (3): Một Quán Chay Công Giáo (1/27/2010)
Linh Mục: Đức Kitô Khác Hay Là Khác Đức Kitô (1/27/2010)
Niềm Tin Vào Đức Kitô Giải Phóng Con Người (1/25/2010)
Tiền Ngôn (1/25/2010)
Sứ Mạng (1/24/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768