Sứ mạng
Sau khi
để lại những sự kiện thời thơ
ấu của Chúa Giêsu, thánh Luca nói đến hoạt
động của Chúa ở Galilê. Tại đây, Chúa bắt đầu bằng
một biến cố bất ngờ ở hội
đường Nadarét. Vào ngày hưu
lễ, người ta phải đến hội
đường để nghe đọc Sách Thánh và hát thánh
vịnh. Nhân dịp Chúa Giêsu trở
về quê nhà, Ngài cũng vào hội đường với
mọi người. Đây là lần
đầu tiên Chúa về Nadarét trong quãng đời công khai.
Theo luật lệ Do thái, bất
cứ ai cũng có thể lên diễn đàn đọc và
giải thích Kinh Thánh. Nhưng thường người có
trách nhiệm coi sóc hội đường trao công việc
đó cho những người đã am tường Kinh
Thánh. Vì Chúa Giêsu đã giảng dạy ở nhiều
nơi trước khi về Nadarét, nên việc người
ta mời Ngài lên diễn đàn là chuyện bình
thường. Theo thông lệ, vị
diễn giảng đứng dậy đọc Sách Thánh,
rồi ngồi xuống giải thích bài đọc đó.
Hômnay cũng vậy, người ta đưa
cho Chúa cuốn sách Thánh. Mở sách ra, Ngài
gặp ngay đoạn ngôn sứ Isaia nói về Đấng
Cứu Thế sẽ đến và những việc
Người sẽ làm. Đọc xong,
Chúa gấp sách lại và ngồi xuống. Mọi người đều chăm chú nhìn Ngài
và chờ đọi những lời giải thích của Ngài.
Ngài dõng dạc tuyên bố: “Hôm nay
đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vụi vừa
nghe”. Tất cả bài giảng hôm ấy
thế nào chúng ta không được b iết, thánh Luca
chỉ ghi lại có một câu mở đầu ấy,
nhưng thật đầy đủ ý nghĩa. Lịch sử cứu chuộc là quá trình giữa
lời hứa của Thiên Chúa và sự thực hiện lời
hứa ấy. Các vị ngôn sứ
được sai đến để công bố
lờihứa và loan báo sự thực hiện. Isaia công bố về một người tôi tớ
của Thiên Chúa sẽ đem ơn lành của Thiên Chúa đến
cho mọi người. Chúa muốn nói cho những
người đang nghe Ngài biết: hôm nay họ đang
được nghe chính người tôi tớ mà
người đang nói với quý vị, tôi chính là
Đấng Cứu Thế, và sứ mạng của tôi là
thực hiện những điều Isaia đã nói.
Quả thực, suốt thời
gian Chúa Giêsu sống và rao giảng, Ngài đã thực
hiện từng chi tiết đoạn sách Thánh này.Ngài
đã rao giảng Tin Mừng cho mọi người,
nhất là những người nghèo khổ. Ngài đã
cảm thông, an ủi những tấm
lòng sầu muộn. Ngài đã giải phóng
những người bị tà ma ám ảnh, chữa lành
tất cả những bệnh tật. Ngài
đã khích lệ, tha thứ cho những người
tội lội. Ngài đã hòa đồng
với những người hèn hạ nghèo khó. Ngài không hề xua đuổi bất cứ ai.
Ngài dạy phải quảng đại, bác ái,
yêu thương đối với mọi người,
kể cả kẻ thù, và không bao giờ được xét
đoán bất công. Ngài muốn mọi
giao tế giữa loài người với nhau phải
được thể hiện trong yêu thương. những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy
những lời ngôn sứ Isaia đã loan báo trước
được ứng nghiệm đầy đủ
nơi Chúa Giêsu. Ngài là Đấng Cứu Thế,
Đấng Thiên Sai, đã thi hành trọn vẹn sứ
mạng Thiên Chúa trao phó cho Ngài.
Sứ
mạng của Chúa Giêsu, ngày hôm nay, vẫn được
tiếp tục thực hiện qua Giáo hội và trong Giáo
hội. Thực vậy, khi Chúa Giêsu hoàn thành thời gian
sứ mạng của Ngài, Ngài gởi Thánh tần
đến cho các môn đệ để họ tiếp
tục công bố Năm Toàn Xá của Thiên Chúa, loan Tin
Mừng cho mọi người, rao giảng và thực
hiện sự giải phóng toàn diện con người và xã
hội. Nói rõ hơn, Giáo hội được đầy
Thánh Thần từ ngày lễ Ngũ
Tuần phải tiếp tục sứ mạng của Chúa
Giêsu trong lịch sử. Như vậy,
lời sách Isaia thâu tóm sứ mạng của Chúa Giêsu
cũng là lời theu tóm sứ mạng của Giáo hội
mọi thời đại. Hôm nay sứ
mạng ấy càng trở nên khẩn trương hơn.
Từ Công
đồng Vaticanô II, Giáo hội đã ý thức sâu xa
hơn về sứ mạng của mình. Điều này không có nghĩa là trước
đây Giáo hội đã quên con người mà chỉ
nghĩ đến “linh hồn”. Thử hỏi: ai
đã khai sinh ra các bệnh viện, các cô nhi viện,m các trại phong, trai tế bần, trại
dưỡng lãi… Ai đã khai hóa cho thế
giới “man di” của Âu Châu thời hậu đế
quốc Rôma? Chính là Giáo hội. Cái mới của Vaticanô II là quan niệm lại
cho phù hợp với thời đại mà thôi.
Bài học cho chúng ta: Chúa Giêsu
đã thực hiện đầy đủ, trọn vẹn
những lời Kinh Thánh nói về Ngài. Chúng ta
cũng vậy, chúng ta có bộn phận thực hiện
những lời Chúa đã giảng dạy. Nghĩa là chúng ta phải sống những lời
Chúa đã giảng dạy. Bởi vì
đời sống của người tín hứu rất
hệ trọng trong việc mời gọi mọi
người đến với Chúa. Đời
sống của chúng ta có thể hoạc xua đuổi
hoặc giũ người khác lại cho Chúa Kitô.
Đối
với óc thực nghiệm và đời sống thực
dụng ngày nay, cái gì người ta cũng đòi phải
có bằng chứng. Chúng ta là Ki-ti hữu,
chúng ta đi lễ đi nhà thờ, chúng ta làm các việc
đạo đức đầy đủ. Nhưng tâm hồn chúng ta có phải là tâm hồn
Ki-tô đích thực không? Đời
sống của chúng ta có phải là một thể hiện
những gì chúng ta tuyên xưng không? Nhìn
vào đời sống chúng ta, người ta có nhận ra
chúng ta là người Ki-tô hữu không? Vì vậy,
để truyền giáo, để làm chứng cho Chúa, cho
đạo, cách hay nhất là chúng ta hãy sống tốt trong
gia đình, với xóm ngõ, trong họ đạo và với
người chung quanh, bất cứ là lương hay giáo,
mà sống tốt cụ thể nhất là hãy sống bác ái.
Xin Chúa cho chúng
ta luôn ý thức mình là Kitô hữu, và xin cho chúng ta hiểu
rằng làm Ki-tô hữu có nghĩa là sống trọn vẹn
ơn gọi làm người bằng một cuộc
sống quảng đại, yêu thương và đầy
tình yêu.