GIÁO HỘI LÀ NHIỆM THỂ ĐỨC KITÔ.
Ngày nay trong y học,
có rất
nhiều
chuyên khoa đến nỗi thân thể
con người
được
chia ra làm nhiều phần. Một
số
bác sĩ chuyên về tim, những
bác sĩ khác chuyên về não bộ
hoặc
về
mắt,
về
tai v.v… Sự
chuyên môn hoá là điều tốt như
có thể có một khía cạnh
tiêu cực. Nhà chuyên môn có
thể
chỉ
quan tâm đến các bộ phận
của
con người
mà không quan tâm đến chính con người.
Họ
hiếm
khi hiểu
rõ con người có mắt, hoặc
tai hoặc hông đang được
điều
trị.
Thân
thể
con người
tạo
nên một
thể
thống
nhất
dù nó bao gồm nhiều chi thể.
Những
chi thể
này rất
khác nhau và có những chức năng rất
khác nhau: dĩ nhiên có một số
chi thể
quan trọng
hơn
những
chi thể
khác. Nhưng một thân thể
đầy đủ cần
có mọi chi thể và các chi thể cần lẫn nhau.
Giáo
Hội
cũng thế. Chúng
ta dù nhiều nhưng cùng tạo
thành một thân thể trong Đức Kitô (Bài đọc
2). Qua phép Rửa
Tội, chúng ta đã trở thành những
chi thể của Thân Thể
Đức Kitô, tức là Hội
Thánh. Một
số người muốn
sống một mình, không nhờ
cậy vào ai, được độc lập với cộng
đoàn. Nhưng
không thể có một Kitô hữu
cô lập như thế. Những người chủ tâm tách lìa mình ra sẽ
làm tổn thương cộng
đoàn. Chúng ta là một
phần của người
khác và phải cố gắng
không để mình sống biệt
lập.
Cộng
đoàn có những yêu cầu đối
với
chúng ta. Vì lẽ đó, cám dỗ
muốn sống một mình,
không cần đến ai, muốn
tìm kiếm sự cứu độ độc
lập với những người khác là một cám dỗ
mạnh mẽ. Nhưng điều
đó không thể có được. Chúng
ta cần cho nhau, giống như
những phần của một thân thể
cần lẫn nhau.
Và
Giáo Hội
cần
đến
mọi
người
chúng ta. Chúng ta cần có ý thức
mình thuộc về nhau và thuộc về Đức Kitô. Chúng
ta phải được bao gồm cả khi
chúng ta chỉ muốn tốt
hơn là lo cho chính mình.
Thuộc
về
một
cộng
đoàn có những lợi ích rõ ràng. Hãy lấy những cây sậy
làm ví dụ. Từng cây một, chúng mềm yếu và bị bẻ
gãy dễ dàng. Nhưng khi cột chúng lại
với nhau thành bó, chúng thật sự
không thể bẻ gẫy được. Điều
đó cũng đúng với con người.
Sức
mạnh
to lớn
là kết
quả
của
sự
hợp
quần.
Người
ta có thêm lòng can đảm khi hiểu
biết
nhau, động viên nhau, và nương tựa
nhau. Khi ta cùng nhau làm việc thì có thể
làm được nhiều điều
vĩ đại.
Tầm
quan trọng
của
cộng
đoàn được Đức Giêsu nhấn
mạnh
và Người
dùng một
hình ảnh
khác để mô tả nó.
Đó là hình ảnh cây nho và cành nho: “Thầy
là cây nho, anh em là cành”.
Hình ảnh
tuy đơn sơ
nhưng
đã minh hoạ sâu sắc tính hiệp
nhất
và lệ
thuộc
lẫn
nhau.
Rõ ràng là cành nho cần
có cây nho. Nhưng
cây nho cũng cần có cành, bởi vì chính cành sinh ra quả. Đức Giêsu muốn tương
quan ấy tồn tại giữa Người
và các môn đệ. Đó là cách mà Người
muốn có ở giữa Người với
chúng ta. Người
là cây nho, chúng ta là cành. Vả lại,
nếu
nói theo ngôn ngữ của
Phaolô: “Đức Giêsu là đầu của
thân thể,
chúng ta là những chi thể”. Nếu một
người không có ý thức thuộc
về cùng một cộng
đoàn, chăm sóc và chịu
trách nhiệm cho nhau, người ấy
không thật sự là một
Kitô hữu.
Hoa
quả
mà Đức Giêsu mong muốn nơi
chúng ta, trước tiên là sự hiệp
nhất
ở
giữa
chúng ta. Bởi
sự hiệp nhất ấy, mọi
người sẽ biết
rằng chúng ta thuộc về
Đức Giêsu, nói cách khác là bởi sự
liên kết có ở giữa
chúng ta và sự chăm sóc mà
chúng ta thực hiện cho nhau.