Thiếu
rượu
Điều đã xảy ra ở tiệc cưới Cana sớm muộn gì cũng xảy ra trong mỗi cuộc hôn nhân – người ta thiếu rượu. Qua đó chúng ta muốn nói điều gì? Một cuộc hôn
nhân mẫu mực bắt đầu bằng
một bữa tiệc vui và
nồng nhiệt. Đôi tân hôn được bạn
hữu vây quanh và những người
đến mừng cùng với quà
cưới không ngớt lời
chúc tụng họ. Hy vọng và mơ ước tràn đầy, họ
lên kế hoạch cho tuần
trăng mật. Rượu uống thỏa
thuê.
Rồi sau tuần trăng mật họ trở về và công việc làm ăn thật sự bắt đầu – sắp xếp nhà cửa và học cách sống chung với một người khác. Lúc ban đầu họ tìm thấy niềm vui to lớn được sống bên nhau. Họ tin rằng tình yêu của họ đã được tiền định trên trời và có ý nghĩa là
sẽ kéo dài muôn thuở. Rượu
vẫn còn dồi dào.
Nhưng khi con người ở cận kề với một người khác, sẽ có những vấn đề nảy sinh. Căng thẳng xuất
hiện. Họ khám phá rằng họ đã
không cưới một thiên thần, nhưng một con người
đã bị tội lỗi
và vị kỷ làm tổn thương. Họ ngạc nhiên về sự nghèo nàn mà họ khám phá nơi người kia. Tuần trăng mật đã hết.
Người ta
thiếu rượu. Tất cả những gì còn lại là “nước”
của một tiềm
năng còm cõi.
Những sự việc như thế cũng xảy ra trong chuyên môn,
nghề nghiệp và cả trong những ơn gọi như đời sống linh mục hoặc đời sống tu trì. Ở đây cũng hết rượu. Niềm vui, còn lại là nước
của thói quen, của sự
tẻ nhạt và có thể
là sự vỡ mộng.
Nhưng chúng ta
hãy trở lại với vấn đề
hôn nhân.
Giờ đây rượu ban đầu đã cạn, họ phải làm gì? Có những người bị cám dỗ “cạn” theo với rượu: “Không còn gì cho tôi
nữa”. Thái độ này tưởng
chừng có lý nhưng nó bao hàm một tính vị kỷ đáng sợ. Đối với những con người như thế, hôn nhân chỉ là một sự liên kết của hai con người vị kỷ vì thế, trong lúc họ lợi dụng lẫn nhau, họ bắt đầu tìm kiếm ở chỗ khác những hoa quả mà người ta có thể hái và ăn mà không
vất vả và bỏ công sức.
Nhưng một cặp vợ chồng phải làm gì? Họ phải biết rằng rượu ban đầu đã cạn. Trong một lúc, họ phải tìm cách xoay xở với
nước. Nhưng họ không nên sợ hãi hay thất vọng khi điều đó xảy ra. Họ phải chống trả cơn cám
dỗ bỏ rơi mối tương quan và đánh mất chính mình trong một nghề nghiệp hoặc một đời sống xã hội cuồng nhiệt. Điều họ phải làm là phải nỗ lực cải thiện tương quan giữa họ qua đó, họ có thể trưởng thành như những con người khám phá ý nghĩa
thật sự của tình yêu. Khủng hoảng
ấy có thể trở thành một cơ
hội.
Và đây là một điều làm người ta ngạc nhiên: rượu ban đầu cần phải cạn. Nếu không rượu mới không thể đến được tình yêu lúc ban đầu cho dù đẹp và lãng mạn không thể kéo dài được. Chắc
chắn nó phải trôi qua. Nhưng trôi qua không phải là một
điều xấu. Thật vậy, nó phải trôi qua để một
tình yêu mới mẻ và sâu đậm hơn được sinh ra. Tình yêu mới này chủ yếu
là đặt người khác đứng trước
mình. Người
ta phải quên chính mình và tìm thấy niềm
vui khi mình yêu thương hơn là khi mình được yêu thương, khi mình cho hơn
là khi mình nhận.
Tình yêu là một cuộc phiêu lưu khó khăn. Bước vào hôn nhân là bước vào một trường
học tình yêu ở đó mọi người
đều là những học
viên chậm chạp. Chính vì thế, chúng ta cần có sự hiện diện
của Đức Kitô.
Rượu mới không chỉ có ý nghĩa đối với cặp hôn phối mà còn có ý nghĩa
đối với mọi người. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thay đổi.
Đức Kitô phải cảm
hóa tâm hồn chúng ta và giúp
đỡ chúng ta yêu thương vô vị lợi. Đối với những
người tìm kiếm sự
giúp đỡ của Người
thì phép lạ Cana vẫn còn xảy ra – nước của lòng vị kỷ được biến đổi thành rượu của tình yêu chân chính. Và
điều kỳ lạ là rượu
nho mới lại ngon hơn rượu nho cũ.