Hãy mời
Chúa vào nhà
Cách
đây ít lâu, có một bài
báo thú vị của một phụ nữ kể lại việc trang
hoàng nhà cửa của gia
đình bà. Mọi công việc trang trí đều
được vợ chồng tâm
đầu ý hợp với nhau
cho đến khi chồng bà
dùng quyền
độc
đoán bảo người trang
trí nội thất treo
bức hình
Chúa Giêsu kích thước khoảng:
40x50 cm vào chỗ nổi bật nhất trong
nhà. Bà cố gắng thuyết
phục chồng đổi ý
nhưng ông vẫn cứ
khăng khăng không chịu.
Tuy nhiên,
đang lúc tranh cãi với nhau,
bà chợt nhớ lại những lời Chúa
Giêsu: “Bất cứ ai
nhìn nhận Ta trước mặt kẻ khác,
thì Ta cũng sẽ nhìn
nhận người ấy trước mặt Cha
Ta, Đấng ngự trên
trời” (Mt
10,32). Thế là bà chịu nghe theo
ý kiến của chồng.
Giờ
đây bà nói rằng bà rất vui
đã nghe theo ý chồng vì bà nghĩ rằng bức hình
Chúa Giêsu đã gây được ảnh hưởng đáng kể trên
gia đình bà lẫn trên
bạn bè
khách khứa nữa. Chẳng bạn ngày
nọ có người khách
lạ sau
khi chăm chú nhìn vào bức hình liền nói với bà: “Bà biết không, Chúa Giêsu trên bức hình
đó không nhìn vào bà đâu, Ngài nhìn xuyên qua tâm hồn bà
đó!”. Và đêm nọ, một người bạn, sau
khi ngồi ngắm bức hình
cũng thốt lên:
“Lúc nào tôi cũng cảm thấy trong
nhà chị rất bình
an”. Tuy nhiên, -người phụ nữ nói
thêm – ấn tượng mạnh mẽ nhất tác
động trên
bạn bè khách
khứa của tôi
là mỗi khi
nhìn tấm hình
Chúa Giêsu thì tâm hồn họ luôn
được nâng
lên cao.
Cuối cùng,
người phụ nữ nói rằng, có
thể mọi người sẽ cười và
không chừng còn
nhạo báng
những nhận xét
trên đây của bà,
nhưng bà
chẳng bận tâm. Bà tâm
sự: “Theo
ý của tôi,
một khi bạn biết mời Chúa
vào nhà, chắc chắn bạn sẽ được biến
đổi không
còn như trước nữa”.
Thưa anh chị em,
Đôi
tân hôn trẻ trong
Tin Mừng hôm
nay hẳn
đồng ý với người phụ nữ trên. Họ đã mời Chúa Giêsu vào nhà họ và Ngài đã làm phép lạ đầu
tiên ở đó khi họ thiếu
rượu. Nhờ phép lạ hóa nước
thành rượu ngon, Chúa Giêsu
đã cứu vãn tình thế lúng túng của nhà đám và đem lại
niềm vui tràn đầy cho mọi
người.
Thực tế mà
nói, mỗi cặp vợ chồng thường thiếu một cái
gì đó vào một lúc
nào đó trong đời sống hôn
nhân gia đình: thiếu kiên
nhẫn, thiếu hiểu nhau,
thiếu thông
cảm… và
đôi khi thiếu ngay
cả tình
yêu, như giữa bữa tiệc thiếu rượu vậy. Bạn hết tiền, bạn không
có việc làm,
bạn thiếu sức khỏe… bạn hãy mời Chúa
Giêsu đến, như đôi tân hôn ở Cana, bạn sẽ được giúp
đỡ những gì bạn cần
để hôn
nhân bạn hạnh phúc
hơn. Bạn phải làm
phần của bạn: bạn phải làm việc nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn, suy tín nhiều hơn. Giả sử
hôn nhân của bạn điêu đứng vì thiếu
kiên nhẫn, bạn hãy bàn hỏi, lập kế hoạch
để bạn có thể kiên
nhẫn làm sao và khi nào? Rồi – đây là
điều quan trọng – bạn
hãy xin Chúa Giêsu giúp bạn kiên
nhẫn. Bạn thiếu
hụt tài chánh ư? Bạn lập
kế hoạch làm sổ chi
tiêu. Rồi
– đây là điều quạn trọng
thứ nhất – bạn xin
Chúa Giêsu giúp bạn đủ chi tiêu.
Sự sai lầm của các cặp vợ chồng là
đã không xin Chúa giúp giải quyết các vấn đề. Đức Cha
Tihamer Toth đã hỏi các bạn trẻ: “Các
bạn có biết cái tội
đầu tiên
mà đôi bạn Công giáo
đã phạm
không? Và Ngài đã trả lời:
đó là khi làm đám cưới, các bạn đã mời tất cả, nào
là bà con, bạn hữu, phụ dâu,
phụ rể, cả thợ trang
điểm, thợ may, mời luôn
dàn nhạc, mời hết chỉ trừ Chúa
Giêsu là không có trong danh sách được mời. Đó là cái tội
đầu tiên của đôi tân hôn. Và cái tội
đầu tiên
nầy là khởi
điểm của một cuộc phiêu
lưu dẫn đôi
bạn trẻ vào một con
đường vô
định, một con
đường
đầy bóng tối…”.
Một em bé
gái mới lên
năm, vừa cùng
mẹ đọc kinh
trước khi ăn cơm. Mẹ em thường ứng khẩu những lời kinh
nguyện rằng: “Lạy Chúa
Giêsu, xin hãy đến, xin
hãy nên vị khách
quý của bữa cơm hôm nay”. Bà cầu nguyện chưa xong, thì bỗng em
bé nhìn mẹ và
nói: “Nhưng thưa mẹ, con không
muốn Chúa
Giêsu làm người khách
của chúng
ta”. Bà mẹ hoảng hốt hỏi lại: “Tại sao lại thế”?. Em bé trả lời: “Vâng, thưa mẹ, là người khác, Chúa chỉ đến một vài lần thôi.
Con muốn Chúa
Giêsu đến
đây và ở lại luôn
mãi với chúng
ta” (Knight).
Anh chị em
thân mến,
Chúa
Giêsu phải có mặt trong
đám cưới của anh
chị em, Chúa
Giêsu phải là một phần tử của gia
đình anh chị em. Ngài sẵn sàng
giúp đỡ. Ngài đang chờ anh
chị em xin Ngài, như Đức
Maria đã làm tại Cana. Tốt nhất anh chị
em hãy cầu xin qua Đức Maria những gì anh chị
em cần trong đời sống
hôn nhân, gia đình của anh chị em. Như vậy
sẽ không có gì thiếu nữa.
Giáo
dân Châu Âu xưa kia
có một câu tục ngữ như thế nầy: “Nếu bạn
đi du lịch bằng
đường bộ, bạn hãy
đọc một kinh Kính
Mừng. Nếu bạn
đi du lịch bằng
đường biển, bạn hãy đọc hai
kinh Kính Mừng. Nếu bạn
đi cưới vợ, lấy chồng, bạn hãy
đọc một
trăm kinh Kính Mừng”. Phải, đời sống
hôn nhân gia đình đâu phải
chỉ là một chuyến du lịch mà là cả một cuộc hành trình đến mãn đời. Không có sự hiện diện của Chúa, không có Đức Mẹ, vợ chồng khó
lòng trung thành với nhau
trọn tình
vẹn
nghĩa thủy chung được, nhất là những khi thiếu rượu nồng tình
yêu.
Thiên Chúa
nhập thể
đã làm đám cưới với nhân
loại, vì
yêu thương nhân
loại,
để nhân
loại bắt tay nhau. Động cơ của hợp
nhất, đầu mối
của hạnh phúc lứa
đôi là tình thương yêu.
Tình thương yêu
là cái gì tự nhiên
nhất của con
người. Giận ghét, oán thù,
chia rẽ, phân ly là tình trạng bất
bình thường. Đã là bất bình thường thì mọi người
phải tìm cách giàn xếp để
cùng nhau trở lại tình trạng
bình thường là yêu thương nhau, hiêäp nhất với
nhau. Nếu
chúng ta không mời Chúa Giêsu
đến trong đời sống
hôn nhân và gia đình, gia đình sẽ
có nguy cơ cạn dần thứ rượu
nồng của tình yêu. Chúa Giêsu phải có mặt trong
gia đình và mọi người trong
gia đình phải biết sống với Ngài,
yêu mến Ngài,
kính trọng Ngài
như một Thượng
Khách, thì tình yêu thương giữa mọi người sẽ như thứ rượu mới luôn
luôn đầy tràn
và đời sống gia đình
sẽ là nguồn vui
và hạnh
phúc.
Để kết thúc,
chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, xin hãy đến
thăm và chúc phúc cho gia đình chúng con. Xin chúc
lành cho cánh cửa nhà chúng con.
Ước chi
những cánh
cửa nầy luôn
biết mở ra cho
kẻ tha phương và
người hiu
quạnh. Xin
chúc lành cho phòng ốc gia đình
chúng con, để chúng
tràn đầy sự hiện diện của Chúa.
Và trên hết, xin
Chúa hãy chúc lành cho mỗi người trong
gia đình chúng con, để tâm trí chúng con luôn biết lắng nghe
Lời Chúa,
đôi tay luôn biết rộng mở cho những kẻ nghèo
khó, và trái tim luôn luôn biết hướng về Chúa. Amen.