Hạnh
phúc mong manh
Ở đất
Vũ Bình có giống vượn
đỏ như vang, nõn nà như tơ, trông xa lấp lánh
rất là
đẹp mắt. Có
hai mẹ con vượn, mẹ thì khôn
ngoan, tinh anh, con thì ngây ngô, nhẹ dạ, nhưng lúc nào mẹ con cũng đi bên nhau. Người
đi săn không thể nào nhử mồi
đánh bẫy
được, mới lấy thuốc
độc sát vào
đầu
mũi tên, rình lúc vượn mẹ vô ý
thì bắn. Khi
vượn mẹ bị trúng
tên, biết mình
không thể sống
được, liền vắt sữa ra
cho con uống,
xong rồi
lăn ra chết.
Người
đi săn quay về phía vượn con,
cầm roi
quất vào
xác vượn mẹ. Vượn con
trông thấy kêu
gào thương xót,
chạy lại gần, người
đi săn liền vồ lấy mà bắt sống. Lúc
về nhà, cứ
đêm đêm, vượn con nằm phục bên
xác mẹ thì mới yên, đôi
khi lại ôm lấy mẹ kêu
gào thảm thiết.
Không được mấy hôm vượn con
cũng lăn ra chết.
Tình mẫu tử của giống vượn lông
đỏ làm
cho chúng ta vô cùng xúc động. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một người mẹ, hết lòng
chăm lo cho từng
đứa con
còn lớn lao hơn gấp bội.
Đó chính là Mẹ Maria.
Có thể nói, một trong
những
trang đẹp nhất của sách
Tin Mừng
Gioan, chính là bài tường thuật về “Tiệc cưới
Cana”. Chính nơi tiệc cưới này,
Mẹ
đã bày tỏ thật sâu sắc tình
mẫu tử của Người.
Theo tập tục Do
thái, đám cưới kéo
dài suốt bảy ngày,
nhưng mới
đến ‘ngày
thứ ba’
thì tiệc cưới Cana
đã hết rượu. Thật là một tai
hoạ bất ngờ, chủ tiệc vô
cùng bối rối, khó xử. Duy
chỉ có Mẹ Maria
nhận ra
được tình
thế gay go
ấy. Sự nhảy cảm và
lòng thương yêu
của tình
mẫu tử
đã khiến Mẹ mạnh dạn thưa với Chúa
Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga
2,3). Một câu
nói ngụ ý nài
xin kín đáo.
Nhưng lời
đáp trả của Chúa
Giêsu mới làm
cho chúng ta thật sửng sốt:
“’Tôi với bà có
can chi? Giờ tôi chưa đến” (Ga 2,4).
Qua câu này, Chúa Giêsu chỉ muốn xác quyết tính siêu việt của Người: Hoàn
toàn lệ thuộc Chúa
Cha. Chắc Mẹ Maria cũng
không hiểu rõ chữ ‘Giờ’ tức là giờ vinh
quang của Chúa
Giêsu sau cuộc tử nạn và phục sinh.
Nhưng Mẹ vẫn một mực hoàn
toàn tin tưởng vào
Con của Mẹ. Mẹ mong Con
làm một
điều gì
đó: “Người bảo gì,
các anh cứ việc làm
theo” (Ga 2,5). Quả thật, Chúa
Giêsu có bảo và
các người giúp
việc
đã làm.
Thế là
Chúa Giêsu quyết
định thực hiện một phép
lạ đầu tiên trong
cuộc
đời công
khai rao giảng, một phép
lạ kiểu mẫu của các
phép lạ kế tiếp. Tuy
‘Giờ’ tôn
vinh chưa
đến, nhưng ngay lúc này, Người muốn biểu lộ giờ vinh
quang ấy qua phép
lạ Người sắp thực hiện
để “Các
môn đệ tin
vào Người” (Ga
2,11).
Nhờ sự can
thiệp của Mẹ mà
phép lạ Cana
đã được thực hiện,
để đức tin của các
môn đệ được củng cố và triển nở.
Nhờ sự
đóng góp của Mẹ mà sáu
chum nước lã
đã biến thành
bảy
trăm lít rượu ngon,
để niềm vui của
đôi tân hôn và khách dự tiệc được trọn vẹn.
Ngày
nay, Mẹ vẫn nói
nhỏ bên
tai Chúa: “Họ hết rượu rồi”.
Để cho
bao mối tình
đang nhạt phai
được trở nên nồng thắm và
tràn đầy tin
yêu.
Để cho bao
gia đình thiếu vắng tình
yêu được củng cố và thuận hoà
yêu thương.
Để cho
bao tâm hồn
đang chao đảo giữ vững
được niềm tin và
hy vọng.
Nếu ngày
xưa Chúa
Giêsu đã biến nước lã của Cựu Ước thành
rượu ngon
của Tân Ước,
để mở ra một thời
đại mới, thời đại thiên
sai; thì ngày nay, Người
cũng muốn chúng
ta biến cuộc
đời lạt lẽo của mình
thành rượu nồng tình
yêu: yêu Chúa và yêu tha nhân, để mọi người được chan
chứa niềm vui cứu
độ.
Nếu Chúa
Giêsu đã biến thứ nước tẩy uế của Do
thái giáo thành rượu ngon
hảo hạng,
để thiết lập một trật tự mới; thì Người
cũng mời gọi chúng
ta hãy biến
đổi trái
đất này
thành một thế giới mới: chân
thật, công
bằng và
yêu thương.
Lạy Chúa,
chúng con luôn khát khao kiếm tìm hạnh phúc, nhưng dường như hạnh phúc
thật mong
manh. Xin Chúa hãy đến dự những bữa tiệc cuộc
đời chúng
con, để mang lại cho chúng
con một hạnh phúc
vững bền.
Xin Mẹ Maria
luôn là Đấng Bầu Cử cho
chúng con trước toà Chúa
mỗi khi
chúng con gặp khó
khăn bối rối, nhất là
khi chúng con đã vơi cạn rượu nồng tình
yêu. Amen.