Giao ước
mới
của
sự
phong phú phong nhiêu
(Suy niệm của Charles E. Miller)
Hai người bạn trẻ cử hành đám cưới tại Cana, họ là những người vô danh nhưng đã trở nên bất tử trong Phúc Âm bởi vì Chúa Giêsu là khác trong đám cưới của họ. Bất cứ cặp hôn phối nào cũng ghen tỵ với họ. Câu chuyện này được kể bởi thánh Gioan đã được tuyên bố với chúng ta trong lễ nghi phụng vụ, có một ý nghĩa rộng lớn hơn là sự hợp nhất của một người nam và một người nữ Do Thái vào hai mươi thế kỷ trước.
Bài đọc thứ I ngày hôm nay của tiên tri Isaia đã dọn sẵn cho chúng ta ý nghĩa rộng lớn hơn này. Bài đó được đặt nền tảng trên hình ảnh yêu thích của Thiên Chúa trong Cựu Ước như là vị hôn phu của dân Người. Vị tiên tri nói: “Như một thanh niên kết hôn với một trinh nữ, Đấng sáng tạo ngươi sẽ kết hôn với ngươi, như là một chú rể vui hưởng nơi cô dâu thì Thiên Chúa của các ngươi sẽ vui hưởng nơi các ngươi”. Câu chuyện Cana đã nhắc lại hình ảnh này là biểu tượng tỏ hiện Giao Ước mới và đời đời giữa Chúa và dân của Người.
Hôn nhân của xã hội ngày hôm nay được xem như là một hợp đồng mà nó được trói buộc bởi luật. Theo cái nhìn của Thiên Chúa, hôn nhân là một Giao Ước mà nó được trói buộc bởi tình yêu, sắp xếp của Phúc Âm ngày hôm nay làm cho chúng ta nghĩ rằng Giao Ước của Thiên Chúa với chúng ta là một Giao Ước của tình yêu trung thành giống như của những đôi vợ chồng dâng hiến cho nhau.
Chi tiết của câu chuyện Phúc Âm tỏ lộ cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa thì quảng đại và phong nhiêu. Gần đó có sáu chum đá, mỗi chum chứa được mười lăm đến hai mươi lăm thùng nước khoảng sáu trăm lít. Chúa Giêsu đã hướng dẫn cho những người giúp việc đổ nước đầy tới miệng. Cana là một thành phố nhỏ, có lẽ đó chỉ có khoảng năm mươi khách bao gồm cả môn đệ của Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu biến nước thành rượu, những người khách không những đã có đủ uống mà còn dư thừa, vì tới gần sáu trăm lít rượu. Tình yêu của Thiên Chúa thì phong nhiêu giống như thế. Theo Thần học, Cana có quan hệ với lễ Hiển Linh. Ý nghĩa của lễ Hiển Linh là dân ngoại cũng như dân Do Thái đều được kêu gọi để trở nên môn đệ của Chúa Giêsu. Tình yêu của Thiên Chúa thì phong nhiêu đủ để bao gồm tất cả mọi người trong Giao Ước mới của Người.
Rượu mới ở Cana không chỉ phong nhiêu mà nó còn tuyệt hảo nữa. Người quản tiệc sau khi nếm rượu đã nói với chú rể: “Anh đã giữ rượu ngon cho tới giờ này?” Thiên Chúa cũng sẽ giữ rượu ngon cho chúng ta trong kỷ nguyện Kitô giáo một loại rượu ngon và phong phú trong Giao Ước mới của Người.
Sự hiệp nhất thật sự của Thiên Chúa và
dân Người đã chờ đợi khoảnh khắc ở bên kia tiệc cưới Cana. Do lời khẩn cầu của Mẹ Maria khiến Chúa
Giêsu bắt tay
vào những biến cố đời sống công khai của
Ngài, giờ của
mầu nhiệm Vượt Qua và cái chết cùng
sự Phục Sinh của
Ngài. Chúa Giêsu đã mở rộng vòng
tay của Ngài
trên thánh giá để
âu yếm
chúng ta bằng một tình yêu phong
phú và quảng đại, tình
yêu ấy lớn đủ để bao gồm
toàn thể nhân loại. Đó là
khoảnh khắc sự hiệp nhất của chúng ta.
Chúng ta đổi
mới quan hệ
tình yêu của chúng ta khi
cử hành Thánh Thể. Tại Cana
Chúa Giêsu chuyển đổi nước thành rượu. Trong khi cử
hành Thánh Lễ Người đã biến
bánh và rượu thành
Thịt và Máu Người như để tưởng nhớ lại sự chết và sự Phục Sinh của
Người.
Trong tiếng đọc của Linh mục chúng ta nghe
những lời của Đức Kitô: “Đây là chén Máu
Ta, Máu Giao Ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho
các con và nhiều người…”.
Kể từ ngày đẹp trời ấy tại Cana, mỗi
tiệc cưới sẽ nhắc nhở chúng ta về tình yêu phong nhiêu
của Thiên Chúa dành
cho chúng ta. Và mỗi
đôi hôn phối sẽ làm cho chúng
ta nghĩ đến sự trung thành của Thiên
Chúa. Trên hết,
chúng ta sẽ nhớ rằng bí tích Thánh
Thể mà chúng ta
cử hành là một Giao
Ước
mới, là sự
hiệp nhất của chúng ta với Chúa
và những người khác trong Giáo Hội.