Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Đức Maria Quan Tâm Đến Hạnh Phúc Của Những Đôi Lứa
|
|
Thứ Tư, Ngày 13 tháng 1-2010
|
Đức Maria quan tâm đến hạnh
phúc của những
đôi lứa
Người ta nghĩ rằng Chúa
Giêsu dự tiệc cưới Cana là vì mẹ Người được
mời đến, dường như vì có liên
hệ thân thuộc
với họ nhà trai hoặc nhà gái. Thần học thiêng
liêng rút ra một
kết luận ít nhất
cũng phù hợp với kinh nghiệm
của Giáo Hội:
Việc Đức Maria
can thiệp
khiến cho nhiều
tâm hồn mở rộng
nghênh đón Chúa Giêsu. Danh
từ ‘bà’ mà Chúa
nói với mẹ Người là theo phép
lịch sự Do thái thời
đó, chẳng có gì
đáng cho ta khó chịu. Trong
bài tường thuật có hai yếu
tố chính của
lịch sử Chúa Giêsu: quyền năng
của Chúa được Người sử dụng để biểu lộ lòng nhân hậu
của Người. Chúa xen vào
đời
sống nhân loại
hằng ngày, Chúa can thiệp vào những
công việc tầm thường nhất của con người. Một số nhà phê bình nào
đó cho rằng việc Chúa làm phép
lạ là một
việc rất khó xảy
ra, Chúa đắn đo cân nhắc rất nhiều trước khi
tỏ quyền uy của
Người.
Như vậy chúng ta thấy rằng về phương diện đạo đức con người có
hai nhược điểm: dễ đi
đến
chỗ thái quá, sinh
ra mê tín
– hoặc trái lại,
dễ sa vào thái độ thần thoại hoá. Chúng ta chấp
nhận thiên ký sự tiệc cưới Cana như
thể đón nhận ánh bình
minh báo hiệu một ngày đẹp trời. Chúng
ta mở
mắt đón lấy
nguồn sáng đang lên.
1) Từ phép lạ
Cana trở đi, Chúa đến nơi nào là nơi
ấy có một
sự biến đổi, bao giờ
cũng vậy. Đức Maria
ở đâu,
nếu lúc đó chưa có mặt Chúa thì chắc chắn Chúa
đang trên đường
tới đó. Chúng ta quan niệm đời sống Kitô
giáo không như một hệ tư tưởng áp dụng
cho thế giới, nhưng là một sự nghênh
đón Chúa Kitô đến với chúng ta, cho nên
bao giờ chúng ta cũng có
lý do mời Đức Maria (Mẹ chúng
ta) đến chung vui hoặc
chia sẻ lo âu với chúng ta.
Thế là mau mau Chúa cũng
sẽ đến.
Mặt khác, Chúa làm gì trong
tiệc cưới?
Chúa biến đổi nước thành rượu.
Nước là chất tượng trưng cho thực tại thường nhất của đời sống chúng ta. Sự hiện
diện của Chúa Kitô trong
đời
sống của một người tầm thường làm biến
đổi,
thần hoá đời
sống ấy. Ở đây rượu
tượng
trưng cho mạch
nhựa lưu thông trong cây
nho và cành
nho, tức là ân huệ đời sống thần linh do Chúa Kitô ban cho.
2) Phép lạ
Cana xảy ra giữa
một tiệc cưới. Những bậc
giáo phụ (là những tác
giả thời khởi thuỷ đã đóng góp thành lập kho tàng truyền
khẩu trong Giáo Hội) từng nghĩ
rằng chính sự
kiện Chúa dự
đám cưới Cana nâng phép hôn phối
Kitô giáo (trong đó Chúa
hiện diện) lên hàng một bí tích. Dẫu sao,
Chúa đã tới chung vui
với đôi tân hôn
trẻ tuổi. Chắc chắn lúc đó Chúa
thấy rõ điều
mà Thần Trí Chúa
sau này sẽ mặc khải cho Giáo Hội
của Người: Chúa, vị
tân lang
của Giáo Hội,
Chúa muốn cho Giáo
Hội có hạnh
phúc. Đối với Giáo
Hội, quyền năng thần kỳ của Chúa vô hình,
thường
không lộ ra bên
ngoài, nhưng có thật: Chúa
can thiệp,
xen vào đời sống nhân
loại hằng ngày của
người
Kitô hữu, thành phần của Giáo Hội.
Sự hiện
diện của Chúa là một sự thật, đòi
hỏi người ta dâng lời cảm tạ trong
niềm vui sướng
cao độ nhất.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|