Trời mở ra
Các Kitô hữu
ở thế kỷ đầu thật hết sức bối rối trước sự kiện Đức Giêsu lãnh phép
rửa của Gioan.
Tại sao Ngài lại đến với Gioan
như một môn đệ
để chịu phép rửa,
nhằm bày tỏ
lòng sám hối? Ngài có cần
sám hối không nếu thật sự Ngài vô tội?
Đã có bao câu
trả lời cho vấn
nạn này.
Chúng ta chỉ
cần nhìn ngắm
Đức
Giêsu bên bờ sông Giođan. Ngài đứng xếp hàng cùng với dân tộc của Ngài. Ngài trà trộn với những tội nhân
muốn sám hối.
Ngài chấp nhận dìm mình xuống cùng
một dòng sông. Có ai nhận
ra Ngài là
Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa
tội trần gian không?
Đấng thánh thiện
lại khiêm nhu đứng bên
kẻ tội lỗi. Đấng sẽ
làm phép Rửa trong Thánh Thần nay lại xin được
chịu phép rửa
sám hối trong nước.
Hành vi đầu tiên
công khai của Đức Giêsu lại
là một
hành vi khiêm hạ, dìm mình, mất hút... Ngài chỉ
là một
kẻ vô danh bên
cạnh một Gioan tăm tiếng. Nhìn Đấng
Cứu Độ cúi mình chịu phép
rửa, chúng ta hiểu được thế nào là đồng
hành và liên
đới. Đồng hành với người khác
đòi tôi phải đi chậm
lại. Liên đới với người khác đòi tôi
nhỏ bé đi. Đồng hành đòi tôi
có chung
một tâm tình với người khác.
Đấng vô tội
nếm được
cái ray rứt của tội nhân và cảm
được
nỗi khát khao đổi đời của họ. Đức Giêsu
đã đồng hành
với con người cho đến
chết. Ngài đã chia
sẻ thân phận
của người nghèo, người
khổ đau, người bị bỏ
rơi, bị thất bại, bị kết án và cả thân phận
khắc khoải của tội nhân. Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu
nhiệm đồng hành.
Thiên Chúa
tập làm người
để hiểu được
con người.
Ngài cúi xuống để nâng con người lên.
Sau khi chịu
phép rửa, Đức Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa. Ngài muốn
gặp gỡ Cha trong tư
cách là Con. Chính trong giây
phút hiệp thông sâu đậm
này mà Ngài
cảm thấy được
Thánh Thần tràn ngập, và tự
thâm tâm, Ngài nghe rõ
tiếng của Cha. Cha âu yếm
gọi Ngài là Con và
phong Ngài làm Mêsia:
"Con
là Con của Cha. Hôm nay, Cha đã sinh ra Con."
Từ hôm nay,
Đức Giêsu hiểu rằng giờ lên đường đã điểm. Thời gian ẩn dật ở Nadarét đã kết thúc. Cha ban Thánh Thần để ủy thác cho
Ngài một sứ mạng. Đức Giêsu đã trải qua một kinh nghiệm tuyệt vời... Sông Giođan, nơi Ngài gắn bó với tội nhân, với dân tộc, đã trở nên nơi Ngài gắn bó với Cha trong Thánh Thần. Nơi đi xuống cũng là nơi đi lên. Nơi Ngài được sai đến cũng là nơi Ngài đang hiện diện.
Chúng ta đã chịu phép Rửa của Đức Giêsu trong Thánh Thần. Phép Rửa này có đưa chúng ta lên đường phục vụ không? Mỗi ngày, ta có lại thấy mình được Cha sinh ra không?
Gợi Ý Chia Sẻ
·
Càng lúc con người
càng cảm thấy mình không thể
sống lẻ loi. Sống
là đồng hành, liên đới với người khác. Bạn nghĩ gì về khả năng
sống với và sống
cho người khác của bạn?
·
Khi Đức Giêsu cầu
nguyện thì Thánh Thần ngự xuống và Cha
ngỏ lời với Ngài. Có khi
nào bạn được một kinh nghiệm tương tự như Đức Giêsu không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, khi
đến
với chúng con Chúa thường đến như một người hành khất.
Chúa cần chút nước
của người phụ nữ Samari. Chúa cần năm chiếc bánh và hai con cá.
Chúa cần nhà ông Giakêu
để nghỉ chân.
Chúa khiêm tốn cúi xuống
xin chúng con, để rồi tuôn đổ trên chúng
con nhiều
gấp bội.
Xin dạy
chúng con biết cách
đến
với mọi người, và khám phá
ra đốm lửa nhỏ của
sự thiện vẫn cháy sáng nơi lòng người tội lỗi. Ước gì chúng con nhìn
tha nhân bằng ánh mắt
của Chúa, dám hy
vọng không ngơi
vào lòng tốt của mỗi người, và can đảm tin tưởng vào sự quảng đại của họ, nhờ đó thế
giới của chúng con trở nên nhân
bản hơn và thần
linh hơn.