Phép rửa
Phép rửa của Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta về
phép rửa tội của chính chúng ta. Có nhiều
lễ nghi mà người ta có thể
giữ trong Giáo Hội. Nhưng tất cả những lễ nghi này
đều trở nên mờ nhạt,
khi so sánh với ân
sủng cơ bản đối với tất cả: Phép Rửa rội. Khi chúng ta đứng
trước ngai tòa Thiên Chúa,
thì những lễ nghi khác
không còn quan trọng nữa. Phẩm giá của chúng ta sẽ
chỉ tùy thuộc vào một điều mà thôi – mức
độ chúng ta sống ơn
phép rửa tội của chúng ta.
Lễ nghi của phép rửa tội là một
lễ nghi tuyệt đẹp. Khi lãnh nhận phép rửa tội, chúng ta được
chính thức nhận một tên, và được
đón tiếp vào gia đình
của dân Thiên Chúa. Những lời cầu nguyện thật đáng yêu được
đọc lên cho chúng ta.
Thân thể chúng ta được ghi dấu thánh
giá, dấu hiệu tình yêu của Đức
Kitô đối với chúng ta. Nước được đổ
xuống trên chúng ta. Nước là biểu tượng
của sự tẩy rửa, chúng ta được
tẩy rửa khỏi tội lỗi. Nhưng đặc biệt
hơn, nước còn là biểu
tượng của sự sống. Trong phép rửa tội, chúng ta được chia sẻ sự
sống không thể chết được của Thiên Chúa.
Cơ thể chúng ta được xức dầu thánh không chỉ
một lần, mà đến hai lần. Giống như
cơ thể của các vận
động viên được bôi một lớp dầu, để mang lại cho họ sức
khỏe trong cuộc tranh tài. Cũng vậy, chúng ta được xức dầu thánh, để ban cho chúng ta
sức mạnh, trong cuộc đấu tranh không thể tránh khỏi, nhằm chống lại sự dữ. Và cũng
giống như các vị vua,
các ngôn sứ, và các
linh mục đã được xức dầu, và do đó, đánh dấu rằng họ trở thành những người rao giảng của Thiên Chúa đối với cộng đồng. Cũng vậy, chúng
ta được xức dầu, để trở nên những sứ giả của Đức Kitô, trong thế
giới này.
Thân thể của chúng ta được
phủ lên một chiếc áo trắng tinh, đó là
dấu hiệu bên ngoài của
nhân phẩm người Kitô hữu. Chúng ta
được trao cho một cây
nến, được
thắp sáng từ ngọn nến Phục sinh, mang ý nghĩa
ánh sáng quý giá của
đức tin. Thiên Chúa kêu gọi
chúng ta ra khỏi bóng
tối, để đi vào ánh
sáng kỳ diệu nơi Con của Người.
Những gì diễn ra
trong lần Đức Giêsu lãnh nhận phép rửa, cũng xảy ra cả cho
chúng ta nữa. Thiên Chúa kêu gọi đích danh chúng ta.
Người nói với mỗi người chúng ta “Con là con trai yêu dấu
của Ta”, hoặc
“Con là con gái yêu dấu của
Ta”. Và thần khí Chúa đáp xuống
trên chúng ta, để giúp chúng ta
sống đời sống của một Kitô hữu, và để
tham gia vào sứ vụ
của Đức Giêsu.
Từ quan điểm thiêng liêng, phép rửa
tội là một điều vĩ đại
nhất có thể xảy ra cho chúng
ta. Được lãnh nhận
phép rửa tội là được
kitô hóa, nghĩa là được
trở nên giống như Đức Kitô. Nhưng điều này không xảy ra một cách
tự động, như là kết
quả của việc được lãnh nhận phép rửa tội. Người ta phải học hỏi ý nghĩa của việc trở nên một người
Kitô hữu là gì, và
phải lớn lên trong ý nghĩa
này. Đây là công việc của cả một đời người.
Đến cuối cuộc
đời, người
ta hỏi một vị thánh, xem ngài
đã là người kitô hữu chưa, thì ngài đáp
lại chưa.
Trong Giáo Hội, có nhiều
ơn gọi. Nhưng ơn gọi quan trọng nhất vượt lên trên tất
cả các ơn gọi, phổ biến đối với tất cả những người đã được chịu phép rửa tội, đó là ơn
gọi mà chúng ta đã
được đón
nhận vào lúc rửa rội
– ơn gọi trở thành người môn đệ của Đức Giêsu. Đây là ơn gọi
cốt lõi. Tất cả những ơn gọi khác trong Giáo
Hội đều phải được coi như liên
hệ với ơn gọi này.
Chúng ta tổ chức
thật lớn ngày sinh nhật
của mình. Cũng
vậy, chúng ta nên cử
hành ngày lễ rửa tội của chúng ta một
cách long trọng, bởi vì đó
là ngày mà
chúng ta được sinh ra làm con cái
Thiên Chúa. Mỗi khi vào nhà
thờ, và lấy nước thánh làm dấu,
là chúng ta đang tự
nhắc nhở mình về phép
rửa tội của chúng ta, và tự
cam kết sống trọn vẹn với ơn gọi của phép rửa tội. Sống theo ơn
gọi của phép rửa tội, là sống
tư cách người môn đệ của Đức Giêsu.