Suy niệm của
ĐTGM. Ngô
Quang Kiệt
CƯU MANG VÀ SINH HẠ MỘT THẾ GIỚI MỚI
Các mục đồng
vào hang đá và nhận thấy
một
Hài Nhi
sơ
sinh nằm trong máng cỏ.
Hài Nhi
Giêsu chào đời
khai sinh một
thế
giới
mới.
Đức Mẹ
đã sinh ra một con người
mới.
Đức Mẹ
sinh ra một
thế
giới
mới
để sửa
chữa
thế
giới
cũ do Evà sinh ra. Thế giới cũ của
bà Evà là
môt thế giới
đổ vỡ.
Từ
chỗ
bất
tuân lệnh Thiên Chúa, thế
giới
đã đi đến
chỗ
bất
hoà với nhau: ông Adong
đổ lỗi
cho bà Evà,
bà Evà đổ
lỗi
cho con rắn. Không những
bất
hoà với nhau mà còn
bất
hoà cả với
súc vật, cỏ
cây, ruộng đất.
Và từ chỗ
bất
hoà đi đến
bất
hạnh:
Anh em Cain và Aben giết
lẫn
nhau. Con người
phân tán, chia rẽ. Thế giới
đổ vỡ
này phát sinh từ lòng kiêu ngạo
và thói ích
kỷ
chỉ
nghĩ đến
bản
thân mình.
Thế giới mà Đức Mẹ
sinh ra là
một
thế
giới
vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu hoàn toàn
vâng phục thánh ý Chúa Cha nên đã sinh
xuống
thế
làm người và từ bỏ
ý riêng, sẵn sàng vâng phục
thánh ý Chúa Cha cho đến nỗi
bằng
lòng chịu chết
trên thập giá. Đức Mẹ vâng phục
thánh ý Thiên Chúa khi thưa
“Xin vâng” với
thiên thần. Thánh Giuse vâng phục
Thiên Chúa nên trở về
nhận
Đức Mẹ
làm bạn. Các mục đồng
vâng theo
lời
thiên thần đến
hang Bêlem tìm Chúa. Ba Vua
vâng phục theo ánh
sáng ngôi sao đến thờ
lạy
Chúa.
Thế giới mà Đức Mẹ
sinh ra là
một
thế
giới
hài hoà. Sự hài hoà không phải chỉ
có giữa Chúa Giêsu với
Đức Mẹ
và Thánh Giuse. Cảnh Chúa Giêsu nằm
giữa
thiên nhiên, trong hơi ấm của
bầy
chiên bò, với
đoàn mục đồng
và Ba Vua
quây quần chung quanh
nói lên một
thế
giới
chung sống hoà bình. Chúa sống
hoà hợp với
trời
đất, với
con người và với
thiên nhiên. Con người
sống
hoà hợp với
Chúa và với
nhau.
Thế giới mới
mà Đức Mẹ
sinh ra là
một
thế
giới
quên mình. Chúa Giêsu
đã quên địa
vị
mình là Thiên
Chúa để xuống
ở
với
nhân loại. Chúa Giêsu đã quên
mình là Đấng
thánh thiện để
đến với
người
tội
lỗi.
Chúa đã quên mình
là Thầy, là Cha, nên quỳ
xuống
rửa
chân cho các môn đệ,
các con cái của
mình. Và nhất là Chúa đã quên
mình là vô
tội
đến nỗi
sẵn
lòng hiến thân chịu chết
cho loài người
tội
lỗi.
Thánh Giuse và Đức
Mẹ
quên mình để
đi vào chương
trình của Thiên Chúa. Mục đồng
quên mình, giữa
đêm khuya lạnh
lẽo,
bỏ
giấc
ngủ
đến tìm Chúa. Ba Vua quên mình bỏ nhà cửa tiện
nghi, lên đường,
chịu
vất
vả
khó nhọc đến
thờ
lạy
Chúa. Sự quên mình, quan tâm lo lắng
chăm sóc cho người khác đã khai
sinh một thế
giới
mới
chan chứa tình yêu thương
và ấm áp sự hoà thuận. Đó chính là cảnh
thái bình đáng mong ước.
Ngày đầu
năm mới, Giáo Hội mừng
kính Đức Mẹ
là Mẹ Thiên Chúa, với
mong muốn thế
giới
luôn được sinh lại, được
đổi mới. Chỉ khi sinh lại
trong Chúa và trong Đức
Mẹ,
thế
giới
mới
thực
sự
có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng
kính Đức Mẹ
là Mẹ Thiên Chúa, với
mong muốn đặt
thế
giới
vào tay Đức
Mẹ
để thế
giới
luôn được sinh lại, được
đổi mới.
Chỉ khi sinh lại
trong Chúa và trong Đức
Mẹ,
thế
giới
mới
thực
sự
có hoà bình.
Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cầu
nguyện cho hoà bình thế
giới,
mong ước con người hãy biết
sống
hài hoà với
nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong
quên mình vì người khác để có một nền
hoà bình thực
sự
trường
cửu.
Vì hoà bình không
chỉ
là vắng bóng chiến tranh nhưng còn là con người
sống
hài hoà trong
tình tương thân tương ái.
Ngày đầu
năm mới, Giáo Hội cũng mời gọi
tất
cả
mọi
người
chúng ta hãy cùng với
Đức Mẹ
cưu
mang và góp
phần
sinh hạ một
thế
giới
mới. Cưu mang chắc
chắn
phải
nặng
nhọc.
Sinh hạ
chắc
chắn
phải
đớn đau.
Nhưng
nếu
mỗi
người
đều noi gương
Chúa Giêsu, Đức
Mẹ,
Thánh Giuse, Ba Vua, các
mục
đồng và cả
súc vật trong hang đá Bêlem biết vâng phục Thiên Chúa, biết
sống
hài hoà và
quên mình thì mới mong kiến tạo
được một
nền
hoà bình viên mãn.
Lạy Chúa, xin hãy dùng
con như khí cụ
bình an của
Chúa, để
con trở nên con người
mới,
góp phần cưu
mang và sinh
hạ
một
thế
giới
mới
như
lòng Chúa mong ước. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1.
Bạn có mơ
ước một
thế
giới
mới
không? Thế giới
đó phải bắt
đầu từ
đâu trước? Từ
chính bạn hay từ
người
khác?
2.
Thế giới của
Đức Mẹ
có gì khác
thế
giới
của
bà Evà?
3.
Đầu năm mới
này, bạn dự
tính làm gì để đổi
mới
thế
giới
chung quanh
bạn?