Tài
sản
Chúng ta mới cử hành ngày sinh của Hài Nhi Giêsu. Hôm nay, chúng ta mừng
toàn thể gia đình của Ngài. Một
gia đình mà Giáo Hội muốn đề cao như
gương mẫu cho mọi gia đình chúng ta. Khi nhìn
vào gia đình của Chúa Giêsu này và so sánh với các gia
đình hôm nay, ta có thể tự nhủ: “Ôâi khác biệt
quá! Gia đình Chúa Giêsu dồi dào sức
khỏe, còn các gia đình hôm nay bệnh hoạn, rất
bệnh hoạn!”
Đúng vậy. Các gia đình
hiện nay đang đối diện với vô số
vấn đề: cha mẹ ly thân, ly dị, tái giá…
Những gia đình chỉ có cha hay mẹ mà thôi… Uy tín
của người cha hay người mẹ giảm sút
kinh khủng… Aûnh hưởng bên ngoài của
xã hội mạnh hơn ảnh hưởng từ chính bên
trong gia đình. Giới trẻ hầu như không còn
tin tưởng gì nữa… Những người trẻ
rời gia đình rất sớm…
Bao nhiêu cha mẹ than vãn về tình trạng hiện
nay! Bao nhiêu người cha người mẹ
thất vọng vì những gì đã xảy đến trong
chính gia đình của họ. Bao nhiêu cha mẹ không còn
biết phải nghĩ sao nữa! Quá nhiều lần ta
đã nghe nói: “Nếu có thể làm lại được,
tôi sẽ không lập gia đình, tôi sẽ không có con, như
thế tôi sẽ không phải làm việc cựu nhọc
để nuôi nấng một gia đình. Thật quá vất
vả, quá bạc bẽo, quá đau đớn! Phải đổ ra biết bao nhiêu là nước
mắt!”
Phải làm gì khi tình trạng
xấu đi? Khi tình trạng xấu
đến thế? Bao giờ cũng thế, vẫn
có hai con đường để chọn lựa:
người ta có thể buông trôi hết hoặc cố
gắng chấn chỉnh mọi sự; người ta có
thể bỏ cuộc hoặc làm lại; người ta có
thể chiều theo tính thờ ơ và vỡ mộng chán chường
hoặc lăn xả vào việc tái thiết; người
ta có thể để cho tình hình xuống cấp hơn
nữa hoặc tự trang bị bằng lòng can đảm
để làm cho tình hình biến chuyển khá hơn.
Hai con đường để lựa chọn,
nhưng lẽ ra chúng ta không nên mất thì giờ để
xét xem phải chọn con đường nào. Chỉ có
một giải pháp có giá trị thôi: đó là quyết tâm
chữa trị gia đình khỏi bệnh tật, dù khó
khăn trắc trở vẫn không ngừng nỗ lực
làm cho gia đình trở thành nơi chốn mà người
ta học biết làm người có trách nhiệm; nơi mà
người ta tập nhận ra sự tự lập và giá
trị của kẻ khác; nơi mà người ta
được rèn luyện để biết sống
tập thể, biết kính trọng và yêu thương
kẻ khác, biết giúp đỡ lẫn nhau và chia sẻ
bản thân mình, cùng với những gì mình có và những gì
mình sống.
Để đào tạo con
người về tất cả những điều này,
người ta chưa tìm ra được môi trường
nào tốt hơn gia đình và người ta sẽ
chẳng bao giờ tìm ra được nơi nào tốt
hơn. Gần đây, Đức Gioan Phaolô II đã viết:
“Hôn nhân và gia đình là một trong những tài sản quí báu
nhất của nhân loại” (Tông thư
Familiaris consortio, số 1). Người ta không thể
để cho tiêu tan một trong những tài sản quí báu
nhất của nhân loại, người ta phải làm
đủ cách để bảo vệ nó. Nếu
nó ốm đau, người ta phải tìm mọi
phương dược để chữa lành nó.
Từ miệng một linh mục, một
người độc thân, những khẳng định
này có thể làm cho một số người mỉm
cười hay làm thất vọng một số
người khác. Họ sẽ nói: “Nếu ngài biết! Nếu ngài đã từng trải qua cuộc
sống gia đình, ngài sẽ nói khác”. Tuy
nhiên, những lời mời gọi của linh mục là
những lời mời gọi của Giáo Hội, là
tiếng vọng lại từ chính những lời kêu
gọi của Thiên Chúa. Theo kế
hoạch của Ngài thì người nam và người
nữ kết hợp với nhau, có con cái, mang trách nhiệm
về gia đình mà họ cố gắng làm cho nên giống
gia đình của thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu.
Để làm điều đó
không phải là không đau đớn, không vất vả,
không gặp khó khăn trầm trọng. Đoạn Tin mừng được loan báo hôm
nay mang đầy ý nghĩa về điểm này.
Mẹ Maria và thánh Giuse lo lắng đau khổ: “Con ơi
tại sao con làm cho cha mẹ như vậy? Con xem, cha
mẹ đã phải đau đớn tìm kiếm con…” Có biết bao nhiêu cha mẹ phải thốt lên
những lời tương tự như thế.
Tuy nhiên Mẹ Maria và thánh Giuse
không nản lòng. Biết rằng cuộc sống gia
đình sẽ vất vả, các Ngài vẫn tiếp tục
thương yêu và sống trước nhan Thiên Chúa bằng
cách chu toàn tốt nhất những gì Chúa
chờ đợi nơi các Ngài. Nơi
điều này, các Ngài là gương mẫu của tất
cả mọi cha mẹ trên thế giới. Và quá
hiển nhiên, Chúa Giêsu con của các Ngài là gương
mẫu cho tất cả các con cái trên thế giới.