Suy
niệm
Cuối bài Tin Mừng hôm nay, có
một câu nói rất gây ấn tượng. Đó là “Đức Maria hằng ghi nhớ tất
cả những điều ấy trong lòng”. Và sau cuộc thăm viếng của các mục
đồng tại máng cỏ, chúng ta nhận thấy
cũng có một câu tương tự như vậy. Thánh Luca nói rằng “Còn bà Maria thì hằng ghi
nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ
lại trong lòng”. Đức Maria ghi
nhớ những sự kiện này trong tâm hồn của
Mẹ, với quan niệm là để nhận thức
được ý nghĩa ẩn giấu phía sau những sự
kiện tuyệt vời đó.
Rõ ràng Đức Maria đã không ngay tức khắc
thấu hiểu được ý nghĩa của những
gì xảy ra với mình, và điều mà Thiên Chúa đang
đòi hỏi nơi mình. Nhưng những sự kiện
luôn luôn diễn ra theo cách thế đó. Những kinh nghiệm sâu xa lúc nào cũng bắt
đầu bằng sự phức tạp. Vào một lúc nào đó, chúng ta không bao giờ
nhận biết được điều gì đang
xảy ra cho chúng ta. Chỉ sau đó, có
lẽ rất lâu, đôi mắt của chúng ta mới
mở ra, và chúng ta bắt đầu hiểu
được. Do đó, điều qaun trọng là
phải biết suy niệm.
Hơn một lần, chúng ta
đọc được trong các bài đọc. Tin Mừng kể rằng Đức Maria đã
từng bối rối. Lúc đó, Mẹ
làm gì? Mẹ ngẫm nghĩ, suy niệm và cầu
nguyện, tìm cách hiểu được điều gì
đang xảy ra cho bản thân Mẹ và cho con Mẹ. Cách
ngẫm nghĩ này không tránh khỏi sự bất an và lo lắng.
Đức Maria là một con người âm thầm,
hay suy nghĩ. Trong suốt cuộc đời
của mình, Mẹ luôn suy nghĩ và cầu nguyện về
cách thức Thiên Chúa đối xử với mình. Khi không hiểu được điều gì, thì
Mẹ ngẫm nghĩ trong tâm hồn, cho đến khi
thấu hiểu được mục đích của Thiên
Chúa qua những sự kiện đó. Bằng
cách này, Mẹ đã đạt được sự
thấu hiểu và khôn ngoan.
Emerson nói: “Cuộc sống ở phía sau chúng ta,
giống như một cái mộ đá, mà từ đó, chúng
ta khai thác đá và gạch ngói, dành cho người thợ
nề ngày nay”. Chỉ bằng cách suy niệm,
chúng ta mới thấu hiểu được những
sự kiện diễn ra. Chúng ta có
thể có được những sự kiện, nhưng
thiếu mất ý nghĩa của những sự kiện
đó, bởi vì chúng ta không biết suy nghĩ về chúng.
Nhưng bằng cách suy niệm, thì chúng ta có
thể rút ra được những hiểu biết quí giá
từ các sự kiện đó.
Khi muốn nhớ lại
những sự kiện thú vị, đó là một
điều thật dễ dàng. Nhưng không hề
dễ dàng chút nào, khi nhớ đến những sự
kiện đau lòng. Chúng ta có khuynh hướng hay
đè nén những ký ức đau thương. Ngay cả khi làm như vậy, chúng vẫn có
thể ảnh hưởng trên chúng ta. Chúng
ta có thể nhỏ một giọt chất độc vào
tâm hồn chúng ta. Chúng ta cũng cần
phải nhớ lại những sự kiện đau lòng
nhưng cách thức chúng ta nhớ lại những sự
kiện đó mới là vấn đề. Chúng ta có thể cung cấp những chất
liệu sống để rồi từ đó, chúng ta hiểu
biết được lòng thương xót và sự khôn
ngoan. Sự kiện Đức Giêsu
bị thất lạc ở Giêrusalem là một sự
kiện đau lòng đối với Đức Maria. Tuy nhiên, Mẹ ghi nhớ sự kiện đó trong
tâm hồn, và bằng cách làm như vậy, Mẹ đã
học hỏi được từ sự kiện đó.
Thật đáng buồn, có
những người dường như không hề học
hỏi được gì từ các sự kiện xảy
ra. Nhưng đối với những
người khác, thì sự kiện là một trường
học đích thực. Không ai có thể trở thành
con người khôn ngoan, nếu chỉ trong một ngày,
hoặc thậm chí trong một năm. Khôn ngoan
là thành quả của sự suy nghĩ lâu dài.
Các bậc cha mẹ cần có
rất nhiều sự khôn ngoan. Những điều mà
Đức Maria học hỏi được từ
việc cầu nguyện và suy nghĩ, Mẹ đã
chuyển sang cho con Mẹ, Đấng học hỏi được
từ việc cầu nguyện và suy nghĩ, Mẹ đã
chuyển sang cho con Mẹ, Đấng mà thánh Luca kể cho
chúng ta rằng “ngày càng khôn lớn, và được Thiên
Chúa cũng như mọi người thương mến”.
Đức Giêsu đã được dạy dỗ, nuôi
dưỡng và đào tạo do một người phụ
nữ khôn ngoan, kính yêu Thiên Chúa với tất cả trái tim và linh hồn.