Chúa đến trong thinh lặng
của đêm khuya (Lc 2,1-14)
Mỗi năm chúng ta lại long
trọng mừng Lễ Giáng Sinh. Cho dù hoàn cảnh kinh tế
khó khăn, chúng ta cũng cố gắng làm cho lễ này có một
cái gì đặc biệt: trong trang trí, trong Phụng vụ.
Thánh nhạc tại nhà thờ cũng như trong mỗi gia
đình. Những cái đó cũng tốt, vì là dịp để
chúng ta bộc lộ niềm vui bên trong, niềm vui mà Chúa
Giáng Sinh đem đến cho chúng ta.
Nhưng chúng ta đừng để
cho những hình thức bên ngoài, những ồn ào nhộn
nhịp đó chiếm quá nhiều chỗ trong thời giờ,
tâm trí, sức lực của chúng ta, lấn át và làm chúng ta
quên đi sâu vào mầu nhiệm của lễ hôm nay: Trước
khi trở thành lễ của vui chơi ồn ào, nhộn nhịp,
Giáng Sinh là lễ của thinh lặng, thinh lặng của
đêm khuya khi Con Thiên Chúa sinh xuống cõi trần. Chúng ta phải
thinh lặng suy niệm và cầu nguyện thì mới đi
vào sâu được mầu nhiệm và được
ơn ích lâu bền, ơn ích sẽ còn lại cả sau khi
tiếng hát đã ngưng, đèn nến đã tắt và
hang đá máng cỏ đã dẹp đi. Vậy chúng ta hãy
thinh lặng nhìn vào hang đá nghèo nàn, nhìn vào trẻ thơ yếu
đuối nằm trong máng cỏ mà nhìn nhận đó chính
là vị Cứu Tinh Thiên Chúa đã hứa, là chính Ngôi Lời
nhập thể, là Con Thiên Chúa sinh xuống giữa loài người
để cứu loài người khỏi tội lỗi và
đưa về với Thiên Chúa.
Phải, Thiên Chúa đó, Đấng
toàn năng sáng tạo muôn loài đó, Đấng làm chủ
vận mạng chúng ta đó, Thiên Chúa không còn xa cách chúng ta,
không còn chỉ ngó xuống từ trời cao để nhìn
xem cuộc đời con người chúng ta đi tới
đâu. Trái lại, Thiên Chúa đã làm người, đã nhập
cuộc với chúng ta, đã mang lấy thân phận nhân loại,
tất cả thân phận đó, kể cả đau khổ,
đói khát, mệt nhọc, bị ngược đãi, ghét bỏ
và chết một cách ô nhục. Đó chính là mầu nhiệm
nhập thể. Chúng ta quá quen thuộc nên nhiều khi chỉ
phớt qua, không còn thấy cái nghịch lý, ngược
đời, lạ lùng trong đó: Thiên Chúa, Đấng
vĩnh cửu, vô thuỷ vô chung, nay lại trở thành một
con người hữu hạn mà kết thúc là cái chết.
Thiên Chúa, Đấng sống trong hạnh phúc bất diệt,
nay lại mang thân phận loài người khổ đau.
Thiên Chúa, Đấng uy quyền khôn sánh, nay trở nên bé nhỏ,
yếu đuối và lệ thuộc vào các biến động
của lịch sử cũng như mọi người
khác.
Trước mầu nhiệm lớn
lao này, chúng ta phải bỡ ngỡ thán phục và tự hỏi:
Tại sao lại có chuyện lạ lùng như vậy?
Câu trả lời chỉ có một:
Đó là vì Thiên Chúa yêu thương loài người chúng ta
đang đau khổ vì tội lỗi..ng chúng ta như những
người lầm lũi đi trong tăm tối, nay
được một ánh sáng lớn chiếu soi… (Bđ 1).
Vâng, đó chính là tình cảnh của loài người: Vì
không vâng phục Thiên Chúa, chúng ta đã sa vào tội lỗi,
làm nô lệ cho Satan, đánh mất hạnh phúc. Vì vậy,
nhân loại khác nào đi trong tối tăm, khác nào ngồi
lầm than trong bóng tối. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn
yêu thương muốn cứu vớt, và nhiều lần
Ngài đã dùng miệng Ngôn sứ mà nói, nhưng sau cùng Ngài
dùng chính Ngôi Lời Nhập Thể để nói lên điều
đó: “Ta thương nhân loại”. Như vậy, Thiên Chúa
đã nói hết rồi, đã nói lời sau cùng tha thiết
nhất, mạnh mẽ nhất, khi Con Một đến trần
gian làm người. Do đó, Ngài trình diện cuộc trao
đổi kỳ diệu là: Con Thiên Chúa làm người, cho
chúng ta, là người, được trở nên con cái Thiên
Chúa. Thiên Chúa đã làm người để cho chúng ta thấy
đâu là ý nghĩa đầy đủ của kiếp sống
loài người: đó là khi con người sống theo
đúng vận mạng của mình và tìm được hạnh
phúc thật.
Đó là Tin Mừng Lễ Giáng
Sinh, Tin Mừng Tình Thương mà đêm nay, trong những
ngày này, chúng ta phải tiếp tục suy niệm trong thinh lặng.
Đứng trước tình thương đó, chúng ta phải
có thái độ nào?
·
Trước
hết, niềm hân hoan và một lòng biết ơn mãnh liệt
vì đã được biết và hưởng nhờ mầu
nhiệm Nhập Thể là nguyên do chính yếu của niềm
vui hôm nay; những cái khác như vẻ rực rỡ nhộn
nhịp của ngày lễ… chỉ là phụ thuộc. Chúng ta
phải biết ơn và để cho tình thương của
Thiên Chúa tràn ngập chúng ta, chiếm hữu chúng ta, đừng
từ chối tình thương ấy; trái lại, đáp ứng
cách đơn sơ thật. Khi đó bình an của Thiên Chúa
sẽ đến với chúng ta: Bình an dưới thế cho
loài người Chúa thương.
·
Tiếp
đến, chúng ta phải học đòi bắt chước
tình thương đó. Như Thiên Chúa, chúng ta phải yêu
thương mọi người, chia sẻ tình yêu với mọi
người, tha thiết đến hạnh phúc của mọi
người. Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh mà còn giữ lòng
hận thù, giữ lòng ích kỷ, thì thật chưa hiểu
gì về Mầu Nhiệm Giáng Sinh. Trái lại, nếu chúng
ta sống yêu thương, liên đới, quên mình vì người
khác thì đó là chúng ta thấm nhiễm tình thương của
Thiên Chúa, và như vậy chúng ta cũng làm chứng cho
người khác, nhất là những người chưa biết
Thiên Chúa, chưa tin rằng Tình Thương của Chúa
đã đến trần gian và có sức đổi mới
bộ mặt thế giới.
Trong Thánh Lễ hôm nay, Con Thiên Chúa
Nhập Thể hiện diện với chúng ta cách đặc
biệt trong Lời của Ngài. Ngài còn hiện diện trong
Bánh Thánh để tự hiến cho chúng ta, để biến
đổi chúng ta ngày càng trở nên những người
con đích thực của Thiên Chúa và được tràn ngập
niềm vui của Ngài.