Giàu và nghèo
Ai có hai áo hãy chia cho người
không có và ai dư của ăn, cũng hãy lạm như
vậy.
Vấn đề lớn nhất
của nhân loại hiện nay là vấn đề giàu nghèo. Thực vậy, trên thế giới, có những
nước quá giàu, lại có những nước quá nghèo.
Có những người quá dư thừa
tiền của, lại có những người quá thiếu
thốn. Người giàu thì ít mà kẻ
nghèo thì nhiều. Người giàu chỉ
là thiều số, nhưng lại chiếm giữ đa
số của cải. Ba mươi
phần trăm người giàu ngồi hưởng tụ
tới tám chín, mươi phần trăm lợi tức
của toàn thế giới. Còn bảy mươi
phần trăn kẻ nghèo thì lại
cứ nghèo thêm. Cái nghèo lại khoét sâu vào cái
nghèo.
Nghèo khó chính là mặt trái của cuộc đời,
từ đó nảy sinh biết bao nhiêu điều xấu
xa:
- Bần cùng
sinh đạo tặc.
- Đói ăn
vụng, túng làm liều.
Nghèo túng không phải là một
tội, nhưng là một nỗi lo âu triền miên, nó làm cho
con người không còn nhân phẩm, không còn là người
nữa. Mà còn gì nữa đâu, vì nó đã
cướp đi những đặc tính cao đẹp
của con người. Nó làm cho con người trở
thành ghen tương và đố kỵ, chia rẽ và
bạo động, phản bội và lừa đảo,
bệnh tật và chết chóc. Từ chỗ thù hận, con người
đối xử với nhau như một loài lang sói cũng chỉ vì miếng ăn.
Hơn thế nữa, nghèo túng còn
làm cho người ta coi nhẹ phần linh hồn,
để rồi quì gối thờ lạy con bò vàng,
hầu kiếm lấy cho mình chút lợi lộc. Vì
đồng tiền, người ta sẵn sàng bán rẻ lương
tâm và phẩm giá của mình. Người ta sẵn sàng
cưỡi lạc đà chui qua lỗ kim
và nuốt trửng gia tài của những bà góa. Nghèo túng thì
chẳng ai ưa, còn giàu sang thì ai cũng muốn. Nhưng với Chúa Giêsu thì khác. Ngài đã
từ giã cõi trời cao sang để đến với
chúng ta nơi máng cỏ Bêlem nghèo túng. Ba mươi năm
tại Nagiarét là ba mươi năm lao
động cực nhọc, ba mươi năm lam lũ
đổ mồ hôi nước mắt với nghề
thợ mộc. Trong hoang địa, ma quỉ đã cám
dỗ Chúa về mộng ước giàu sang, nhưng Ngài
đã xua đuổi. Quãng đời loan báo Tin mừng là
cả một quãng đời vất vưởng lầm
than, không có lấy một chỗ để tựa
đầu. Sau cùng, Ngài đã chết một
cái chết tủi nực và trơ trụi trên thập giá.
Và ngay cả mấm mồ, nơi an nghỉ
cuối cùng, cũng chỉ là một nấm mồ đi
mượn của người khác mà thôi.
Giáo lý của Ngài cũng là giáo lý
dành cho những kẻ khó nghèo và thực tế, kẻ nghèo
đã đón nhận bản thân và những lời giảng
dạy của Ngài. Thực vậy, Ngài đã phán:
- Không thể
làm tôi hai chủ, vì nếu mến chủ này thì sẽ ghét chủ
kia. Cũng vậy, không thể vừa
làm tôi Thiên Chúa lại vừa làm tôi tiền của
được…Kho tàng ở đâu thì lòng các ngươi
cũng ở đó…Được lời lãi cả thế
gian, mà mất linh hồn thì nào có ích lợi chi…Con lạc
đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có
vào Nước Trời…
Vì thế, chúng ta hiểu
được tại sao Ngài lại chúc phúc cho những
kẻ nghèo túng. Họ là những người có
tấm lòng từ bỏ để tuân theo
ý Chúa vì mọi sự trần gian sẽ qua đi, của
cải đã từng nhiều phen làm mồi cho rỉ sét,
cho mối mọt, chứ chưa cần tới đời
sau. Tục Ngữ đã bảo:
Ba vạn sáu
ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du
trông thấy cũng nực cười.
Vậy tại sao không cố
gắng sắm cho mình của cải vĩnh cửu? Không ai trong
chúng ta chịu bỏ tiền ra đều mua đồ
dổm hay đồ giả, thì tạo sao trong lãnh vực
thiêng liêng, chúng ta không sắm cho mình đồ tốt,
đồ thật, tức là niềm hạnh phúc
Nước trời và cuộc sống vĩnh cửu. Vàng bạc và của cải trần gian so với
hạnh phúc Nước trời chỉ là sự phù vân giả
trá mà thôi. Vậy để chiếm
hữu Nước trời, chúng ta phải làm gì? Tôi
xin thưa:
- Phải
nhường cơm sẻ áo cho nhau, lá lành đùm lá rách,
như lời Gioan Tiền hô khuyên nhủ.
Chúng ta hãy nhớ rằng: được giúp
đỡ người khác là một đặc ân Chúa ban cho chúng ta, vì cho đi thì hạnh phúc
hơn là nhận lãnh. Bàn tay tặng
đóa hồng bao giờ cũng còn phải phất hương
thơm và người làm phúc bố thí sẽ không bao
giờ nghèo. Hơn thế nữa, khi giúp
đỡ người khác là chúng ta giúp đỡ cho Chúa
cũng như giúp đỡ cho chính bản thân mình.