Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 5 tháng 12-2009
|
SỨ GIẢ TIỀN TRẠM CỦA VUA
Đối với Luca, sự xuất hiện của Gioan Tẩy Giả là một trong
các bản lề của lịch sử thế giới. Vì thế
ông đã dùng sáu cách
khác nhau để ghi dấu thời gian cho việc
đó.
1.
Tibêriô là người kế vị Auguttô, là hoàng đế
thứ hai của Rôma. Vào năm 11-12 SCN, Luca bắt đầu bằng cách đặt sự xuất hiện của Gioan vào trong một
bối cảnh thế giới, bối cảnh của đế quốc Rôma.
2.
Còn ba mốc thời gian kế tiếp
của Luca thì liên quan đến
các tổ chức chính trị tại Palestine. Danh hiệu của vua chư
hầu nghĩa là “thống đốc của một phần tư”. Những tỉnh như Thessaly và Galat, bị
chia thành bốn miền hay gọi bốn khu vực, vị thống đốc của mỗi miền đó được gọi là vua
chư hầu, nhưng về sau danh từ
đó được
mở rộng, dùng để chỉ thống đốc của bất cứ nơi nào. Hêrôđê
đại đế
băng hà năm 4 TCN sau khi cai trị khoảng 40 năm. Ông chia
nước cho 3 con, và Rôma trong
giai đoạn đầu đồng ý quyết định của ông. (a) Hêrôđê Antipa lãnh xứ Galilê
và xứ Perea. Ông cai
trị từ năm 4 TCN đến 39
SCN, vì vậy cuộc đời của Chúa Giêsu nằm trong thời gian cai trị
của vua này và phần
lớn sống trong lãnh địa
của ông tại Galilê. (b) Hêrôđê Philipphê nhận xứ Yturê và xứ
Tracônit, ông cai trị từ
năm 4 TCN đến
39 SCN, thành Xêdarê được chính ông xây dựng
nên được gọi theo tên ông. (c) Akhêlaô
nhận xứ Giuđê, xứ Samari và xứ
Êđôm. Ông là một vị
vua tệ hại. Sau cùng, người Do Thái đã phải
xin triều định Rôma cách chức ông. Rôma đã
quá chán cảnh nổi loạn ở xứ Giuđê, liền đặt một quan tổng trấn, là vị thống đốc người Rôma. Đó là
lý do tại sao người Rôma đã trực
tiếp cai
trị xứ Giuđê. Bấy giờ Phitatô người Rôma làm tổng trấn, cầm quyền từ năm 25 SCN đến 37
SCN. Như vậy, chỉ trong một câu Kinh
Thánh, Luca cho ta thấy tổng
quát về sự phân chia
vương quốc đã từng một thời thuộc Hêrôđê đại đế.
3.
Về Lysania là ai thì
chúng ta không biết gì thêm.
4.
Sau khi nói về tình
hình thế giới và tình
trạng chính trị của xứ Palestine, Luca quay về
tình hình tôn giáo, và
ghi dấu thời gian Gioan xuất hiện là đương
thời của Khanan và Caipha
giữ chức vụ thượng tế. Chưa bao giờ có
hai thượng tế cùng một
lúc. Vậy Luca có ý nói gì
khi nêu lên
hai vị này? Thầy thượng tế là người đứng đầu xã hội Do Thái cả về
phương diện
tôn giáo lẫn chính trị. Ngày xưa chức thượng tế được cha truyền
con nối và mãn đại. Nhưng khi người Rôma đến, chức vị đó làm đầu mối cho đủ
thứ gian lận. Kết quả là từ
khoảng 37 TCN đến
26 SCN đã có đến 28 thầy thượng tế khác nhau. Khanan
hành chức tế lễ thực thụ từ năm 7 TCN đến 14 SCN. Cho nên khi ông
ấy mãn nhiệm, nhưng kế vị ông là bốn
người con và Caipha là con rể
ông. Do đó, tuy Caipha là
thầy thượng
tế đương
chức, Khanan vẫn có quyền
hành. Vì thế sau khi
Chúa Giêsu bị bắt đã phải điệu đến chỗ ông trước
tiên (Ga 18,13), dù lúc
đó ông không còn tước
vị gì. Luca đem tên ông
ghép vào với Caipha mặc dù Caipha
là thầy thượng tế đương nhiệm,
Khanan vẫn còn là một
nhân vật tư tế rất có ảnh
hưởng trong nước.
Các câu 4-6 được trích từ Isaia 40,3-5. Bên phương
Đông, khi một vị vua định đi tuần tra một vùng
nào đó trong vương quốc mình thì sai một
vị sứ giả đi trước để bảo dân chúng
sửa sang đường
sá. Cũng thế, Gioan
được coi như sứ giả của Vua. Nhưng sửa soạn
mà ông nhấn
mạnh ở đây
là sửa soạn tâm hồn và đời
sống. Ông nói: “Vua đang
đến, đừng
lo sửa soạn đường sá, hãy chuẩn bị đời sống các ngươi”. Mỗi chúng ta đều có bổn phận liên tục phải gắng sức làm cho
đời sống mình xứng đáng trước mặt Vua đời
đời.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|