Sứ giả của Chúa Kitô
Gioan là vị tiên
tri được linh
hứng
đầu tiên
đến
đập tan sự yên lặng của bao
thế kỷ trôi
qua từ đời tiên
tri Malaki. Sự quan
trọng của chức vụ của ông
được Luca
nêu ra bằng cách
liệt kê những chi
tiết xác
thực
định vị thời
kỳ của ông.
Khi nói đến tên
những nhà
cầm quyền chính
trị và tôn
giáo, ông đã cho biết trong
thời ấy có
sáu cuộc bổ nhiệm,
để đưa dần tới tính
cách phổ thông
của Tin Mừng. Với thiên
tài của một sử gia,
Luca đã liên kết câu
chuyện ông kể với các
biến cố của thế giới. Trước hết, ông
phải nêu
tên vị hoàng
đế
đang trị vì
đế quốc La mã
là Xêda Tibêriô, rồi ông kể đến Philatô,
tổng
đốc xứ
Giuđê, người
đã mang một vết nhơ muôn đời là kẻ lên án
tử cho
Chúa Giêsu, Hêrôđê Antipa, con người quyến dụ và sát
nhân, con của
Hêrôđê đại vương, được bổ nhiệm cai
trị xứ Galilê,
Philipphê và Lyxania làm tổng đốc các xứ lân cận.
Về phương diện giáo
quyền, ông
nhắc tới Anna
và Caipha. Chưa bao
giờ có hai
thượng tế cùng một lúc.
Vậy Luca có
ý gì khi nêu ra hai tên? Thượng tế là người đứng
đầu Do
thái cả về phương diện tôn
giáo lẫn chính
trị. Ngày
xưa chức thượng tế được cha
truyền con nối và
mãn đại, nhưng khi người La mã
đến, chức vị
đó làm đầu mối cho
đủ thứ gian lận. Kết quả là từ khoảng
năm 37TC-26SC đã có đến hai mươi tám thầy thượng tế khác
nhau. Anna hành chức thực thụ từ
năm 7TC-14SC. Cho nên khi ấy ông đã mãn nhiệm, nhưng kế vị ông là
bốn người con
trai và Caipha là con rể ông.
Do đó, tuy Caipha là thượng phẩm đương chức, nhưng thực quyền vẫn ở trong tay Anna. Vì thế, sau
khi Chúa Giêsu bị bắt
đã phải
điệu
đến chỗ ông trước tiên,
dẫu lúc
đó ông không còn tước vị gì.
Luca đem ghép tên ông vào với Caipha để muốn nói
lên tình trạng “bất thường” về tôn
giáo thời ấy.
Một bản danh
sách của những lãnh
tụ như thế cho ta
thấy sự thoái
hoá tột bậc về đạo
đức lẫn tôn
giáo lúc bấy giờ và sự cần thiết phải có một người kêu gọi
Israel trở lại thờ phượng và
phụng sự Thiên
Chúa.
Vị sứ giả ấy
đã đến trong
con người của
Gioan, con Giacaria. Sau một thời gian dài tôi luyện bằng kỷ luật khắc khổ trong
sa mạc, ông
đã xuất hiện với một sứ điệp quả quyết từ Thiên
Chúa, lôi cuốn quần chúng
đông đảo
đến thung
lũng Giođan, để nghe giảng đạo và tiếp nhận phép
rửa như một dấu hiệu và ấn chứng cho
lòng ăn năn. Bản chất của chức vụ ông
làm ứng nghiệm lời báo
trước của tiên
tri Isaia “Tiếng kêu
trong hoang địa”, người
được Thiên
Chúa sai đến
để dọn
đường cho
Đấng Cứu Thế đến. Sự chuẩn bị này có
tính cách Đông phương: khi
một vị vua
định
đi tuần tra một vùng
nào trong vương quốc mình
thì sai một vị quan
đi trước
để hô hào
dân chúng sửa sang
đường sá.
Chỗ trũng
phải lấp
đầy, chỗ cao phải bạt xuống,
đường
quanh co phải nắn lại cho
thẳng,
đường gồ ghề phải sửa cho êm.
Cũng thế, Gioan
được coi
như sứ giả của Vua,
nhưng sự sửa soạn của ông
nhấn mạnh là sự sửa soạn tâm hồn và
đời sống. Như vậy, muốn cho
người ta sẵn sàng
tiếp nhận Chúa
Kitô, những trở ngại
đạo
đức cần phải dẹp sạch, phải sám hối
ăn năn và từ bỏ tội lỗi. Luca
đã kết thúc câu
trích Isaia rằng: “Và
mọi người sẽ thấy ơn cứu
độ của Thiên
Chúa”, để phù hợp với tính
cách phổ thông
của Tin Mừng. Vicka
là một trong
sáu thị nhân tại Mễ du,
được chính
Đức Mẹ dạy dỗ, khi
có người hỏi:
“Theo cô biết,
ăn năn trở lại là thế nào?”.
· Ăn năn hối cải là ý thức rằng
chúng ta đang sống trước mặt Thiên
Chúa, đêm cũng như ngày, và chúng ta chịu trách nhiệm về tất cả những gì
thuộc bản thân
ta, cũng như những gì
thuộc quyền sở hữu của ta. Mẹ
đã đến kêu gọi mọi người thế hãy
nghe theo các sứ
điệp của Mẹ mà
ăn năn hối cải. Sống
trong tội quả là
điều nguy
hiểm! Những tai hoạ ghê gớm
đang chờ đợi những kẻ không
quay trở về cùng Thiên
Chúa. Nhưng
Thiên Chúa luôn tha thứ cho
ta, dầu tội lỗi
đến như thế nào
đi nữa.
Không có tội nào
quá lớn đến nỗi Thiên
Chúa không tha thứ được. Tình
yêu Thiên Chúa luôn mãi lớn hơn tội lỗi chúng
ta. Tất cả những gì
ta có thể làm là
nài xin. Đức Mẹ đến
để bảo ta
nài xin Chúa tha thứ ngay
bây giờ. Mẹ nhắc lại cho
ta rằng
Thiên Chúa không bao giờ từ chối tha
thứ cho bất cứ ai xin
Người.
· Và khi được hỏi về mức độ khẩn trương phải ăn năn, Vicka đáp: “Đức Mẹ phải khóc
vì những
đứa con của mình không
biết Thiên
Chúa, hoặc quay
lưng với Thiên
Chúa, hoặc bất tuân
các giới
răn của Người.
· Rồi sau
khi được
Đức Mẹ dắt
đi tham quan thiên đàng, luyện ngục và hoả ngục, cùng với Jakov, trong một cuộc phỏng vấn, có
người hỏi: “Từ khi thấy hoả ngục lời cầu nguyện của cô có
khác gì không?” Vicka đáp ngay: “Ồ! Dĩ nhiên là có. Bây giờ tôi cầu nguyện cho kẻ tội lỗi
ăn năn hối cải. Tôi
biết cái
gì đang chờ đợi họ, nếu họ từ chối quay
trở về.
· Vậy
điều gì xảy ra
đối với kẻ phạm tội?
· Hết thảy chúng
ta đều phạm tội.
Đó là lý do Đức Mẹ kêu gọi ta
làm hoà lại với Thiên
Chúa và với anh
em ta, chị em ta,
ngay từ bây giờ. Ta
càng cứng
đầu chống nghịch
đường lối của Thiên
Chúa, thì ta càng rời xa Nước Thiên
Chúa. Và khi được hỏi: “Làm
sao để chúng
ta quay trở lại?”. Vicka
cho biết: “Đức Mẹ bảo rằng bao
lâu còn sống trên
trần, ta còn
có thể trở lại với Thiên
Chúa mọi giờ mọi phút,
bằng cách
ăn năn sám hối. Và
cũng vì thế,
ăn năn hối cải không
phải là một việc nhất thời, làm
một lần là
xong. Đó là con đường xuyên suốt đời người, và lúc đầu, người ta có
thể gặp nhiều khó
khăn, vì satan rất mạnh, nó
tìm mọi cách
để cản trở việc
ăn năn hối cải của ta.
Càng gặp khó
khăn ta càng phải cầu nguyện.
Ăn năn hối cải không
thể là
chuyện trên đầu môi
chót lưỡi, song
bằng hành
động, bằng tình
yêu, một công
việc kiên
trì mỗi
ngày”.
· Còn Jakov, khi được hỏi
ăn năn hối cải có ý
nghĩa thế nào đối với cậu? Cậu trả lời: “Khi
em còn nhỏ, em chỉ biết sơ sơ về Thiên
Chúa. Cũng có đi dự lễ, đi nhà thờ, nhưng không bao giờ thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa. Đi là chỉ do sự thúc
đẩy. Cần nhất là
Thiên Chúa phải sống
trong ta. Em không cảm nghiệm
được
điều ấy cho
đến khi
các cuộc hiện ra xảy ra.
Em có thể nói
ăn năn trở lại là
Thiên Chúa sống
trong em và em nhận biết sự ấy”.
· Rồi khi
được hỏi: “Làm
thế nào
để cảm nghiệm
được Thiên
Chúa hiện diện trong
đời sống?
Jakov được
Đức Mẹ dạy, trả lời: nhờ cầu nguyện. Và
như vậy, phương thế để
ăn năn trở lại
đó là: dành thời giờ để cầu nguyện.Bạn
đã sám hối như thế nào?
Và quyết định mỗi ngày
dành ra bao nhiêu thời giờ để cầu nguyện?