Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 28 tháng 11-2009
|
Ngày đại
hoạ
Ngày chung
cuộc sẽ đến bất ngờ. Yếu
tố bất ngờ là đặc điểm trong ngày tàn của
Giêrusalem và ngày thế mạt.
1.
Ngày tàn của Giêrusalem
Khi nào thành phố bị
quân đội ngoại bang bao vây, bấy giờ người
ta mới ý thức được cái nguy cơ suy vong và huỷ
diệt. Có người sẽ lên núi lánh nạn
và nếu ai đang ở ngoài đồng sẽ không vào
thành vì sự tàn phá thật khủng khiếp. ‘Vì chưng sẽ có sự khốn cực cả
thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân
này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi
gươm, sẽ bị bắt đi làm tôi’. Lúc này dân chúng cảm thấy rất là yên ổn, hãnh
diện về thành trì và đền thờ, nhưng một
mai họ sẽ thấy cả hai chỉ còn là phế tích
và sẽ chứng kiến cảnh tượng quốc gia hấp
hối. Ngày đó, thật haĩ hùng. Điềm
đó phải là ám hiệu báo động cho con người.
Sẽ có ngày vũ trụ cũng tiêu ma như
số phận của Giêrusalem.
2.
Ngày tàn của thế giới
Bất thần ngày tân
diệt sẽ đến, tai ương
hoành hành trên trời và lòng người đầy âu lo.
Đất bằng rung chuyển, ba
đào dồn dập, niềm sợ hãi xâm chiếm mọi
người. Lúc đó Con Người sẽ
xuất hiện trong ánh huy hoàng. Đó là
ngày tận số của thế giới, của các kẻ
thù nghịch với Đức Kitô, của những ai quá
tin nơi mình và vênh vang về công trạng của mình.
Giờ phút hãi hùng
ư? Đúng thế. Nhưng hãi hùng
đối với những kẻ thù nghịch. Còn đối với các Kitô hữu đang sống
trong hy vọng mong chờ Chúa đến. Những người thiết tha mong mỏi và khẩn
nài Người trở lại thì đó lại là phút giây giải
thoát. ‘Khi những điều đó bắt
đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy
và ngẩng đầu lên vì giờ cứu rỗi các con
đã gần đến’. Hãi hùng sẽ đổi
thành hoan lạc cho các Kitô hữu. Họ ý thức rằng
cánh chung chính là khởi đầu. Vì đó là sự biến đổi, là sự quy hồi
của muôn vật. Đấng Kitô mà lúc này đây ở
Giêrusalem, đang bị trao nộp vào tay
các kẻ thù và bị họ lên án tử mai ngày sẽ
đóng vai thẩm phán uy quyền tuyên án trừng trị kẻ
thù. Chúng ta đừng để thế gian lung lạc và
lướt thắng…Phải nhớ đến ngày cánh chung
và sống sao cho xứng vơí viễn tượng đó…
Như thế cánh chung sẽ không còn là biến
cố hãi hùng nhưng là bình minh hoan lạc trong tin vui Chúa quang
lâm.
3. Dấu
chỉ.
Không có dấu gì báo
trước hay có thể tính toán chính xác ngày thế mạt.
Những dấu chỉ mà Đức Giêsu cho biết nói lên tai hoạ đã bắt đầu. Lúc đó mới chuẩn bị thì đã quá muộn.
Đức Kitô đã quả quyết rất rõ: người
ta không thể biết ngày giờ xảy ra. Nếu có điềm
báo thì chúng chỉ làm vướng víu chứ không ích lợi
gì vì người ta cứ lao mình vào cuộc
sống cũ và chỉ đổi đời khi nguy cơ
hiện ra rõ ràng. Như thế họ sống một cuộc
đời bấp bênh trong khi đáng lý họ luôn phải ở
trong thế sẵn sàng.
Tuy nhiên
cũng còn một dấu chỉ, một dấu chỉ duy
nhất mà Đức Kitô sẽ cho thấy.
Đó không phải là một thời điểm nhưng là
một hiệu lệnh báo động: sự tàn phá
Giêrusalem hay nói một cách rộng rãi vận mệnh của
dân tộc Israel. Trong lịch sử loài người, Do thái giáo là một
điểm thắc mắc to lớn. Ngay cả sự
kiện hiện hữu, tính đặc thù của lòng tin,
các kinh thư, nền luân lý và nhất là
những chặng đường lịch sử diệu kỳ
của dân tộc này đều là những hiện
tương không thể giải thích theo thường tình. Israel là một
vấn đề cao siêu, và xét theo bản
chất sâu xa, nó là một vấn đề tôn giáo. Đó là một dân tộc thuộc về Thiên Chúa
qua các sự kiện tuyển chọn, khước từ
và sau cùng là cứu chuộc. Sự từ
bỏ một dân đã chọn là một dấu báo động
to lớn. Giêrusalem bị tàn phá và đền
thờ bị triệt hạ đối với mọi
người và mọi dân tộc, là một dấu chỉ cảnh
cáo những kẻ từ bỏ Đức Kitô. Dấu chỉ là ở chỗ đó. Đó là
lý do khiến Đức Kitô nối kết hai biến cố
tận diệt Giêrusalem và thế mạt lại đến
độ trùng hợp với nhau. Đức
Giêsu luôn luôn trình bày hai biến cố đó song song với
nhau về mặt tôn giáo chứ không phải về thời
gian. Với ý nghĩa đó, sự sụp
đổ của Giêrusalem là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc
mà người ta không thể im im được. Có lẽ nó sẽ giúp cho thế giới tránh khỏi
một cuộc tàn phá ghê sợ. Với ngôn
ngữ và diễn từ đó, Đức Giêsu chẳng màng
tranh chấp với ai nữa. Những
ngày còn lại trong đời, người dành để giảng
dạy dân chúng. Người không đả
phá đối phương và họ cũng để cho
Người yên ổn. Không còn tranh chấp nữa và tất
cả đều án binh bất động.
Thế nên, Thánh Luca khẳng định vắn tắt: ‘ban
ngày Người giảng dạy trong đền thờ, còn
ban đêm thì Người đi nghỉ trên núi Cây Dầu. Và
từ sáng sớm, toàn dân đến nghe Người giảng
dạy trong đền thờ’. Đồng thời Thánh
Luca tiết lộ thêm một chi tiết: ‘các thượng
tế và luật sĩ tìm cách giết Chúa Giêsu nhưng họ
lại sợ dân chúng’.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|