MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hãy Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện (2)
Thứ Sáu, Ngày 27 tháng 11-2009

“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện”:

Một vị đan tu tên là Mê-síc (Mésique), đã một thời gian khá lâu sống ngược với ơn gọi nên thánh của một tu sĩ. Một ngày kia ông đột nhiên bị ngất đi suốt một ngày một đêm không biết gì. Khi tỉnh dậy, ông hầu như đã trở nên một người khác. Ong không hé môi cho ai biết về điều ông đã gặp trong khi bị ngất, và chỉ xin cha bề trên cho được sống riêng trong một phòng kín, không tiếp xúc với bất cứ ai để có thời giờ hồi tâm sám hối. Hằng ngày các bạn mang cho ông một chiếc bánh mì và một bình nước uống qua một cái cửa sổ nhỏ. Và ông đã sống trong căn phòng kín ấy suốt 12 năm trời. Một hôm, không thấy ông lấy đồ ăn xuống như mọi khi, các tu sĩ gọi mãi mà không thấy ông lên tiếng. Tưởng ông đã chết, nên họ phá cửa vào trong phòng, thì thấy ông đang nằm bất tỉnh dưới đất trong tình trạng hấp hối sắp chết. Khi tỉnh dậy và nhìn thấy các tu sĩ đang vây chung quanh, ông đã thều thào nói những lời cuối cùng trước khi nhắm mắt như sau: “Hỡi các anh em. Tôi chỉ khuyên anh em một bài học mà tôi đã cảm nghiệm và rút ra được sau 12 năm thinh lặng để sám hối trong căn phòng kín này là: Ai luôn ý thức về sự chết thì sẽ không còn cố tình phạm tội nữa”. Rồi ông gục đầu tắt thở, để lại cho mọi người một ấn tượng khó quên. Thật đúng như lời Chúa phán trong Tin Mừng hôm nay: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).

 

4) SUY NIỆM:

·        Gần đây, trong dịp kỷ niệm biến cố đắm tàu Titanic, một tạp chí tôn giáo kia, sau khi nhắc lại thảm họa, đã nêu ra cho độc giả một câu hỏi để suy nghĩ như sau: “Giả như chúng ta cũng có mặt trên con tàu Titanic kia, khi con tàu đang bị chìm, thì chúng ta có tiếp tục vui chơi ăn uống và khiêu vũ…mà quên mình sắp bị chết chìm không?. Câu hỏi này phù hợp với câu nói của Đức Giêsu mà Giáo Hội muốn chúng ta suy nghĩ trong Mùa Vọng này như sau: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34).

·        Cái chết thường bất ngờ!: Lời Chúa hôm nay cũng nói đến sự bất ngờ ấy như sau: “Anh em phải đề phòng, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em”. Nơi khác Chúa phán: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến…Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42.44).

·        Tuy bất ngờ, nhưng không phải hoàn toàn bất ngờ: Vì Chúa vẫn thương yêu chúng ta. Người luôn ban cho chúng ta nhiều tín hiệu báo trước về cái chết, để chúng ta kịp thời chuẩn bị. Mỗi khi thấy một người chết vì bệnh hay do tai nạn…là một tín hiệu Chúa gửi tới để nhắc ta về cái chết của mỗi người chúng ta. Khi ta thấy có những sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu, một chiếc răng bị hư, đôi mắt ngày càng cận thị, tay chân bị thấp khớp sưng lên, khiến ta di chuyển khó khăn, một cơn bệnh nặng xuất hiện…là những tín hiệu cho thấy sự lão hóa, báo trước về giờ chết của ta chắc chắn sẽ đến! Chúng ta không nên bịt tai nhắm mắt trước những tín hiệu ấy, nhưng hãy thành tâm tìm hiểu ý nghĩa và sẵn sàng chờ đón giờ chết đến.

·        Phải canh thức và đề phòng: Đừng để cho những đam mê lạc thú bất chính, những tiện nghi vật chất, những nhu cầu thể xác như cơm, áo, gạo, tiền…chi phối chúng ta, làm cho chúng ta quên đi cùng đích cuộc đời là trở về Nhà Cha trên trời. Trong khi chờ đợi ngày ấy, ta cần phó thác cuộc sống của ta trong tay Chúa Quan Phòng và ưu tiên tìm kiếm Nước Trời như Lời Chúa dạy: “Vì thế, anh em đứng lo lắng tự hỏi: Ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây? (Mt 6,31). Nhưng “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

·        Phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Tỉnh thức nghĩa là luôn trung tín chu toàn việc bổn phận Chúa trao. Cầu nguyện là năng nhớ đến Chúa, dâng lên Người những lời nguyện vắn tắt, kèm theo những việc tốt phục vụ tha nhân. Cầu nguyện còn là siêng năng đi dự lễ và rước lễ mỗi ngày. Nhờ đó ta sẽ có nhựa sống là Ơn Thánh hóa của Chúa thông ban, giúp ta mỗi ngày trở nên hoàn thiện giống như Chúa Cha hơn (x. Mt 5,48).

 

geovisit(); setstats
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tỉnh Thức (11/29/2009)
Ngày Tận Thế (11/28/2009)
Ngày Đại Hoạ (11/28/2009)
Ngày Chúa Ngự Đến (11/28/2009)
Mùa Vọng Theo Tin Mừng Của Luca (11/28/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Hãy Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện(1) (11/27/2009)
Hãy Nhìn Đường - Gm. Arthur Tonne (11/27/2009)
Hãy Coi Chừng! (11/27/2009)
Đứng Thẳng Và Ngẩng Đầu (11/27/2009)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng - Mùa Vọng Cánh Chung (29/11/2009) (11/26/2009)
Suy Niệm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng - Năm C (29/11/2009) (11/26/2009)
40 Giây Lời Chúa --- Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng - Năm C (11/26/2009)
Đứng Lên (11/26/2009)
Cuộc Sống Tỉnh Thức – André Sève (11/26/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768