Cuộc sống
tỉnh thức – André Sève
Mở đầu mùa Vọng,
chúng ta nghe những mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Hãy
đứng dậy!” “Hãy ngẩng đầu
lên!” “Hãy cảnh giác!” “Hãy
tỉnh thức!” “Hãy cầu nguyện!”.
Chúng
ta có thể nói đây là một sự giật mình tỉnh
thức. Loại bỏ hình ảnh
các Kitô hữu tiến bước uể oải hoặc sợ
sệt trong cuộc sống. Họ bước đi
đầu ngẩng cao, hướng về một thế giới
kỳ diệu: “Các ngươi sẽ thấy Con Người
đến trong quyền năng và vinh quang”.
Chắc chắn, đối
với những Kitô hữu, cuộc sống cũng khó khăn
như đối với những người khác, cũng
vẫn có những trộn lẫn hy vọng và thất vọng,
những lúc vui vẻ và những lúc chán chường. Sự khác biệt to lớn đó là chúng ta biết
rằng tất cả những điều đó có một
ý nghĩa toàn bộ mặc dầu trong chi tiết, những
điều đó có vẻ đen tối. Chúng ta biết
chúng ta đến từ đâu và chúng ta đi đâu:
được sinh ra từ tình yêu, chúng ta sống dưới
cái nhìn của tình yêu và chúng ta đi về tình yêu. Đôi khi
người ta nói với chúng ta: “Đức tin của bạn
có thay đổi được gì không?”.
Tất cả! Như mặt trời vậy.
Chúng ta sống cũng những điều như thế,
nhưng trong ánh sáng. “Ai đi theo Ta, kẻ
ấy không bước đi trong bóng tối”, Chúa Giêsu nói
như thế.
Chúng ta bước
đi trong ánh mặt trời của lần Chúa Kitô đến
đầu tiên: Giáng Sinh. Và chúng ta tiến bước về
ánh sáng của lần Ngài đến cuối cùng: Ngày Quang
Lâm. Giữa hai lần này, chúng ta mở rộng cuộc sống
và thế giới hết cỡ cho điều bí ẩn
hơn, tiệm tiến hơn: đến được
những ý tưởng của Chúa Kitô, sức mạnh yêu
thương và niềm tin không lay chuyển vào Chúa Cha.
Cũng sống trong
ánh sáng, đứng vững trong tình yêu và niềm tin, đó
là sự tỉnh thức Kitô: “Hãy tỉnh thức!”. Gần đây, những kỹ thuật tỉnh
thức của Đông phương lan
truyền tại Tây phương: hít thở nhiều
hơn, chú ý nhiều đến điều chúng ta đang
làm, “hiện diện ở đó”, tự do, thư giãn, cởi
mở, sẵn sàng để sống tối đa vào mọi
giây phút. Tại sao không lấy đó làm một
lời mời gọi người Kitô hữu tỉnh thức?
Đây là ước muốn sống đức tin của
chúng ta một cách triệt để.
Chúng ta có thể mô tả
cuộc sống tỉnh thức này hay không? Mỗi buổi
sáng là một sự gặp lại Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng
của Ngài. Qua việc đọc một
đoạn ngắn, một kinh ngắn hoặc một kinh
nguyện dài hơn, chúng ta lại quyết định chú ý
đến Chúa, đến nhiệm vụ, đến những
người mà chúng ta sắp sửa gặp. Nhưng sẽ phải không ngừng coi chừng sự
“nặng nề chậm chạp của con tim chúng ta”.
Chúa Giêsu nói thẳng: Anh em phải đề phòng, chớ
để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng
sự đời”.
Ngài cũng chỉ cho
chúng ta biết phải lấy ý chí tỉnh thức ở đâu:
“Hãy cầu nguyện!”. Những người
xao lãng mệnh lệnh này ngày hôm nay phải để cho lời
cảnh cáo nặng nề cuối cùng này lọt tai: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu
nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi
điều sắp xảy đến và đứng vững
trước mặt Con Người”.