Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 11-2009
|
Một vị vua khác thường
Vua chúa trần gian có một lãnh thổ mà
họ thống trị và họ tìm cách mở rộng; Chúa
Giêsu Kitô không có nơi gối đầu. Vua chúa trần gian
cho phát hành tem và đồng tiền mang hình ảnh của
họ, như thể họ muốn kiểm soát mọi
thư từ và mọi việc buôn bán vậy; Chúa Giêsu không
có như vậy. Những kẻ quyền thế ở
đời có quân đội và cảnh sát, bom và súng
đạn, và sử dụng chúng khi cần. Trong
vườn Cây Dầu, Chúa Kitô chỉ có hai thanh gươm
và cấm Phêrô sử dụng. Vua chúa và những
người làm lớn ở đời này cai quản dân
tộc của họ bằng sự khéo léo, mưu mô và
những thủ đoạn, thậm chí đôi khi bằng
dối trá, bất công và tội ác nữa; Chúa Giêsu Kitô không thể
dùng phương tiện nào trong những phương tiện
ấy, vì Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Nếu Chúa Giêsu Kitô không có chút gì trong những
điều làm nên các vị vua, vậy có thể thực
sự xưng Ngài là vua không? Kinh Tin Kính trả lời chúng
ta: “Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. Và
tất cả Tin Mừng cũng nói như vậy: Thiên
sứ Gabriel loan tin cho Đức Maria rằng con của bà
sẽ lên ngôi Đavít; Ba vua thờ lạy Ngài như
một vị vua; suốt ba năm Chúa Giêsu không ngớt nói
về vương quốc.
Tuy nhiên, các sách Tin Mừng kể lại
một sự kiện lạ lùng, đó là thái độ
của Chúa Giêsu đối với quyền làm vua. Khi dân chúng
hăng say muốn tôn Ngài lên làm vua, Ngài đã từ chối.
Trái lại trước mặt Philatô, trong lúc không ai
đặt Ngài làm vua cả, Chúa Giêsu lại khẳng
định vương quyền của Ngài. Ngài nhất
thiết đòi cho được vương quyền,
trong lúc không ai muốn trao cho Ngài cả. Khi người ta
hiến dâng nó cho Ngài thì Ngài lại tránh né. Thái độ
lạ lùng thật. Khi có thể dễ dàng làm vua, thì Ngài
từ chối. Khi điều này không thể xảy ra thì
Ngài lại cố đòi cho được. Chúa Giêsu quả
là một vị vua lạ lùng.
Chứng nhân cho sự
thật.
Trước mặt Philatô, Chúa Giêsu khẳng
định Ngài là vua ở điểm này: “Tôi đến
để làm chứng cho sự thật”. Sự thật mà
Ngài tuyên bố là độc nhất, đó là ý định
cứu rỗi của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã sai Con Một
Ngài đến để cứu độ thế gian.
Mỗi lần bằng lời nói và việc làm, Chúa Giêsu
biểu lộ ý định này, là mỗi lần Ngài
thực thi quyền làm vua của Ngài. Có thể nói rằng
cuộc đời của Ngài là cuộc đời
vương giả, vì nó hoàn toàn diễn tả ơn
cứu độ của Thiên Chúa.
Khi Chúa Giêsu chữa lành các bệnh nhân, mù, què,
bất toại, phong cùi, những hành động này
đối với dân chúng là dấu hiệu cho thấy
vương quốc đã đến gần tức là Thiên
Chúa đang can thiệp. Cũng vậy, khi, bởi quyền
năng của Thiên Chúa, Ngài trừ quỷ là Ngài minh
chứng về sự hiện diện hữu hiệu
của Thiên Chúa nơi dân Ngài. Khi Ngài lui tới với
những người thu thuế, khi Ngài cứu
người phụ nữ ngoại tình là Ngài biểu
lộ lòng thương xót của Thiên Chúa không muốn cho
kẻ tội lỗi phải chết. Khi Ngài khóc
thương Giêrusalem, Lagiarô là Ngài biểu lộ lòng ưu
ái của Chúa Cha đối với những nỗi khốn
khó của loài người chúng ta.
Một hôm, Chúa Giêsu tuyên bố là có phúc
những kẻ bất hạnh đủ loại: nghèo,
đói, khát, buồn rầu, bị bách hại. Ngài không khôi
hài đâu, nhưng Ngài loan báo cho họ rằng họ
sẽ là những người đầu tiên
được hưởng Nước Trời sắp
đến. Đối với những kẻ bị trói
buộc bởi những luật lệ tỉ mỉ, Ngài
nói một lời giải phóng: “Ngày sabat được
đặt ra vì con người …”. Trong các dụ ngôn, như
dụ ngôn về người con hoang đàng, Chúa Giêsu
nhắc lại hình ảnh của Thiên Chúa và những
mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.
Làm chứng cho sự thật bằng
cuộc sống của mình, Ngài lại càng làm chứng
hơn nữa bằng cái chết. Vì những giá trị mà Ngài
đề cao chính là nguyên nhân của cái chết này. Vì làm chứng
như vậy về Thiên Chúa, nên Chúa Giêsu chống lại những
tư tưởng quen thuộc, Ngài thay đổi những
cách đối xử với Thiên Chúa và với tha nhân. Ngài
làm cho các chức trách tôn giáo căm thù. Tóm lại Ngài
trở thành kẻ xách động. Người ta nói
với một kinh sư rằng Đức Mêsia đã
đến. Ông chạy ra cửa sổ nhìn và trở về
lắc đầu mà nói: “Không tôi không thấy gì thay
đổi cả”. Kinh sư này có lý. Chúa Giêsu là vua khi
sự việc thay đổi nhân danh Tin Mừng. Và trước
hết là lòng con người. Chúa Giêsu là vua khi con
người hoán cải theo các mối phúc thật và từ
bỏ các giá trị theo tinh thần thế gian: Nghèo còn
hơn là bóc lột. Bị bách hại còn hơn là bách
hại. Hiền lành còn hơn hung ác. Thà khóc còn hơn làm cho
kẻ khác khóc. Tha thứ hơn là được giải
oan.
Khi con người biết Tin Mừng họ
sẽ không thể dửng dưng đối với
những gì thuộc lãnh vực chính trị. Họ không
dửng dưng khi chính phủ kỳ thị chủng
tộc, tạo nên bất bình đẳng, áp bức kẻ
yếu hoặc bóc lột thế giới thứ ba. Nhân danh
Tin Mừng, người Kitô hữu có một cái nhìn phê phán
trên tất cả những điều này. Chúa Giêsu đã
từ chối quyền bính chính trị, nhưng Ngài đã
để lại những nguyên tắc hướng dẫn
lương tâm chính trị. Hôm nay chúng ta hãy nhớ rằng Ngài
chỉ làm vua theo mức độ chúng ta sống theo chân lý
của Ngài mà thôi.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|