Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Dung Mạo Của Vương Quyền Đức Kitô
|
|
Thứ Năm, Ngày 19 tháng 11-2009
|
Dung mạo của vương quyền
Đức Kitô
Đoạn Phúc Âm hôm nay cho chúng ta dự khán
một hồi trong cuộc thương khó, Chúa sắp
bị Philatô lên án tử hình. Để hiểu rõ bản văn, cần nhớ
rằng Chúa và Philatô ở hai mức độ khác biệt.
Khi Philatô nói lên tiếng ‘vua’, ông nghĩ
đến một vương quyền chính trị. Khi Chúa tự nhận là Vua, Người nói
đến vương quyền Cứu Thế của
Người. Chúng ta diễn giải rõ
hơn. Chúa xưng mình là Vua Cứu Thế với
một ý nghĩ vô cùng rộng lớn so với quan niệm
của cấp lãnh đạo Do Thái, Chúa đặt câu
hỏi: Tự mình ông, ông nói thế, hay có ai khác đã nói
với ông về tôi? Để cho Philatô biết rằng Người
là Vua, nhưng không theo quan niệm
của ông, cũng không theo dự tính của người Do
Thái. Vì thế, sau câu đáp của Philatô, Chúa nói:
Nước tôi không thuộc về thế gian này. Thật
là một xử án lạ đời.
Người Do Thái muốn cho Chúa bị kết án vì
Người tự nhận từ 1 thế giới khác mà
đến, tức là được Thiên Chúa sai
đến. Đối với Philatô, đó
không phải là cớ để buộc tội Chúa. Vì
vậy người Do Thái đưa ra một cớ khác, mà
trớ trêu thay, cớ này lại chính là điều Chúa không
muốn chút nào, là làm một ông vua đối lập
với hoàng đế La mã. Chúa bị kết án theo hai thẩm quyền xét xử. Thẩm quyền
pháp lý La-mã dựa theo một đế
quyền thế gian, tuy nhiên Philatô nhận thấy Chúa bác
khước quyền đó. Thẩm quyền pháp lý Do Thái
buộc tội Chúa vì lẽ Người tự nhận là
từ Thiên Chúa mà đến, mà chính vấn đề pháp lý
này lại chẳng liên quan gì đến Philatô.
Minh định xong điểm rắc
rối đó, chúng ta tự hỏi: Khi mừng lễ Chúa
Kitô Vua, chúng ta tôn vinh điều gì?
1) Vương quyền
của Chúa làm chứng về sự thật.
Chúa không phải là Vua
của thế gian. Nhưng là vua trong thế gian và
trong thế gian Người làm chứng cho một thực tại
thần linh. Thật vậy, cần
hiểu rõ nghĩa ‘sự thật’ ở đây. Trong
Phúc Âm theo thánh Gio-an, sự thật không
chỉ là sự hiểu biết của trí tuệ phù
hợp với điều có thật. Sự thật là
thực tại của Thiên Chúa đến trong con
người. Con người do đó được
thấm nhuần tất cả bản thể và tất
cả đời mình. Tuy nhiên muốn
được như vậy, phải nghênh đón thực
tại của Thiên Chúa. Nghênh đón không
chỉ bằng trí tuệ mà cả bằng tấm lòng,
bằng ý chí, bằng tất cả bản thể mình.
Chúa làm chứng cho sự thật, bởi vì trong tư
thế một con người được thấm
nhuần và biến hóa nhờ một cuộc thực
nghiệm thần linh, Chúa đề nghị với tất
cả mọi người hãy tiến tới một sự
hiệp thông có hiệu năng thần hóa, đó là sự
hiệp thông với Chúa, vì lẽ Người đích
thật là Con Thiên Chúa. Chúa là Vua khi mà trong nhân loại, quá
nhiều phen làm phản chống lại Thiên Chúa, cũng
vẫn còn những kẻ nghênh đón ‘lời chứng’,
nghĩa là dâng hiến Chúa niềm tin và tư hiến mình để
được Chúa thần hóa.
2) Phàm ai thuộc về
sự thật thì nghe tiếng tôi
Vậy ‘thuộc về
sự thật’ là gì? Là có tâm hồn sẵn sàng đón nhận
thực tại thần linh do Chúa đem đến cho loài
ngừoi. Về thực tế, đối với chúng ta
ngày nay, điều đó là sự ăn ở ngay thẳng đối
với Lời Thiên Chúa, là theo chân Chúa
Giêsu mà ta gặp trong Phúc Âm, trong Giáo Hội, trong các bí tích,
trong anh em đồng loại. Vương quyền Chúa
chẳng giống chút nào một sự thống trị
của loài người, tuy nhiên Vương quyền đó
trở nên hữu hiệu khi nào con người, về
mặt bản thân và về mặt xã hội, trong
đời sống thật sự, đạt tới
chỗ hiểu biết rằng mình từ Thiên Chúa mà
đến và về với Thiên Chúa, để rồi trong
hướng nghĩ đó biết cư xử và hành
động làm cho nhân loại nhận biết sự
thật với những nét đẹp nhất, đó là dung
mạo tuyệt vời của Tình yêu.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|