Tử đạo hay sống đạo?
Nếu như anh chị
chúng ta là những người giàu có và thành
công trên đường đời,
hẳn chúng ta sẽ lấy
làm hãnh diện. Nếu cha mẹ chúng ta là những
người tốt lành và thánh
thiện, hẳn chúng ta cũng
sẽ rất lấy làm hãnh
diện. Cũng thế,
hôm nay khi mừng kính các thánh Tử
Đạo Việt Nam, chúng ta càng phải
hãnh diện hơn nữa vì các ngài
những bậc cha ông của chúng
ta đã lấy mạng sống cùng với những giọt máu đào để làm chứng cho Chúa.
Thực vậy, Giáo Hội Việt Nam đã góp phần
vào tiến trình chung
của Hội Thánh Công giáo
những trang sử hào hùng
và dũng cảm.
Bên Âu Châu, thời kỳ đen tốt nhất Giáo Hội đã phải trải qua chính là thời
kỳ Giáo Hội còn phôi
thai, trải dài từ cuối
thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ tư, từ triều Nêron đến triều Maximinus. Suốt trong khoảng thời gian này, Giáo Hội
đã bị bắt bớ và cấm cách.
Biết bao nhiêu người đã chết hay đã ngã gục
trên pháp trường. Những người muốn sống sót đều phải chui rúc dưới
những hang, được
gọi là hang toại đạo., hiện nay vẫn còn tìm
thấy tại Roma. Các sử gia đã
gọi đó là thời kỳ
Giáo Hội sống dưới hầm. Nhưng sau cùng, Giáo
Hội đã chiến thắng với biến cố hoàng đế Constantinô trở lại và ngọn cờ
thập giá được tung
bay trên toàn đế quốc La mã.
Nếu so sánh, chúng ta
thấy Giáo Hội Việt Nam cũng có những điểm thật giống với Giáo Hội Rôma. Đó là
ngay sau khi hạt giống
Tin mừng được
gieo vãi trên đất nước này, thì lập tức
gông bão đã nổi lên. Từ thời vua
Lê chúa Trịnh
cho tới những triều đại nhà Nguyễn, trải dài gần ba
trăm năm. Trong suốt thời gian này, biết bao nhiêu người
đã bị nhà tan cửa nát, phải di tản vào
những nơi rừng thiêng nước độc, như các giáo
dân vùng La Vang, Quảng Trị. Biết bao nhiêu người
đã phải chịu những cực hình khủng khiếp. Trong số đó, có 117 vị đã được nâng lên hàng
hiểm thánh. Ai cũng tưởng
rằng ngọn lửa Phúc âm sẽ bị
dập tắt.
Thế nhưng, máu các thánh tử
đạo là hạt giống nảy sinh các tín hữu.
Vì thế, Giáo Hội Việt Nam đã lớn lên và
trưởng thành trên nền móng vững chắc ấy, xứng đáng được gọi là trưởng nữ của các Giáo Hội
tại Á châu.
Tuy nhiên, hãnh diện
mà thôi chưa
đủ, chúng ta còn phải
noi gương bắt chước các ngài, bởi
vì con nhà tông không giống
lông cũng giống cánh. Đừng vì một con sâu mà làm rầu
nồi canh, đừng vì cuộc sống tội lỗi của chúng ta mà làm
nhơ bẩn khuôn mặt Giáo Hội Việt Nam. Hãy sống thế nào để
xứng đáng là con cháu của
những bậc anh hùng tử
đạo.
Hồi còn bé, tôi rất
thích đọc hạnh các thánh tử đạo và thầm mong một ngày nào đó, tôi
cũng đưa cổ cho lý
hình chém một nhát và thế là
nghiễm nhiên trở thành thánh tử đạo. Thế nhưng, lớn lên tôi mới
nghiệm ra rằng: mơ ước như vậy chỉ là một sự
hão huyền, bởi vì không
phải thời buổi nào cũng có những
cấm cách. Hơn thế nữa, hành động chịu chết vì đạo
là một hành động cao cả và
tuyệt vời nhất, như lời Chúa Giêsu đã xác
quyết:
-
Không ai
yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn
hữu.
Hành động cao cả và tuyệt
vời này phải là kết
quả của những tháng ngày sống niềm tin yêu và thấm nhuần
đạo đức. Không phải một
sớm một chiều mà một thằng quỷ có thể
trở nên một vị thánh. Không phải hễ có bắt bớ
là mọi người đều có thể tử
đạo, bởi vì sống sao
chết vậy, cây xiêu chiều
nào sẽ đổ theo
chiều ấy.
Kinh nghiệm cho
hay mổi khi có những khó khăn xảy
ra, thì rất
nhiều kẻ đã trở cờ, chối bỏ Chúa. Họ chối bỏ Chúa chỉ
vì chén cơm
manh áo, họ chối bỏ Chúa chỉ
vì một chút địa vị xã hội,
họ chối bỏ Chúa chỉ
vì muốn chạy theo
những dục vọng thấp hèn. Thế nhưng, lý do chính yếu, là như phần
chìm của tảng băng, đó là họ
đã không thực sự sống đạo, đã không thực
sự sống niềm tin của mình. Cũng giống như
khi xây nhà,
nếu không đổ nền đổ móng cho vững chắc, thì chẳng bao lâu căn nhà
sẽ bị sụp đổ.
Vì thế, chúng ta nên hiểu
tử đạo theo một
nghĩa rộng, đó là làm
chứng cho Chúa. Chúng ta có thể làm chứng
cho Chúa bằng hành động, bằng việc làm, bằng chính cuộc sống đạo đức và thánh thiện,
bác ái và
yêu thương của chúng ta. Đó chính là cái nền tảng
vũng chắc để xây dựng tòa nhà đức tin. Chính trong ý nghĩa này mà Mẹ
Maria đã được
gọi là Nữ vương các thánh tử
đạo, mặc dù Mẹ đã
không đổ máu để làm chứng cho đức tin của mình.
Hãy tập sống
tinh thần tử đạo bằng cách thực hiện những điều tốt lành, bởi vì mỗi
khi hành động như vậy là chúng
ta đã tuyên xưng niềm tin của chúng ta. Hơn thế
nữa, mỗi hy sinh chúng
ta chịu trong khi phục
vụ và giúp đỡ người khác sẽ là như
một giọt máu tử đạo
chúng ta đổ ra từng giây và từng phút
để làm chứng cho Chúa.
Hãy sống đạo, sống niềm tin của mình. Nếu cha ông chúng ta đã
tuyên xưng niềm tin bằng cái chết anh hùng, thì
khi sống đạo, chúng ta cũng tuyên
xưng niềm tin của chúng ta bằng chính
cuộc sống ngập tràn tình bác ái
yêu thương của chúng ta.