Truyền đạo
Người
Công giáo Việt Nam
thường coi mình là kẻ
có đạo và được tiếng là những kẻ giữ đạo rất nhiệt thành và sốt
sắng. Nhưng có lẽ phần
đông chúng ta chưa xác
tín rằng: cách giữ đạo tốt nhất là cho
người khác cái đạo của mình, như Chúa Giêsu
đã nói: Cố giữ thì mất, liều mất thì còn.
Các thánh Tử đạo Việt Nam là những người đã sống theo
chân lý đó.
Các ngài không phải chỉ là những
người có đức tin, những người giữ vững đức tin đến cùng, mà còn là
những người
đã cho kẻ khác niềm
tin của mình.
Không
có việc trao tặng niềm tin ấy qua việc hy sinh
mạng sống của các ngài
thì có lẽ
sẽ chẳng có Giáo Hội
Việt Nam
hôm nay. Tuy nhiên, có nhiều cách cho đi niềm
tin và cách thông thường nhất là chia
sẻ bằng lời rao giảng
hay bằng những phương tiện truyền giáo.
Cũng
có một cách khác, tuy
âm thầm nhưng hiệu quả cũng không kém, đó
là bằng cách sống niềm tin một cách chân thực. Nhưng cách cuối cùng mà các
thánh Tử đạo Việt Nam
đã thực hiện là cho
chính sự sống của mình. Trong sự sống
được trao tặng đó có hạt giống
của đức
tin, tựa hạt của một trái chín, hay như hạt thóc của một bông lúa đã được
gặt hái. Đó là một cách
cho trọn vẹn nhất, một cách cho tuyệt đối nhất, bởi vì không
ai có thể
đòi lại mạng sống của mình một khi đã
dâng hiến.
Hơn
thế nữa, trong những cách thế cho khác, người
ta có thể
tìm lại được mình trong chính sự
dâng hiến. Thật vậy, kẻ rao giảng Tin mừng có thể
gặt hái được thành quả công cuộc rao giảng và hưởng niềm vui về thành
quả đó. Cũng vậy, một người sống đạo cách chân thực, gương mẫu, có thể được
mọi người kính phục và yêu mến.
Còn người cho niềm tin trong cái chết thì không còn
để được
hưởng những
lời ca tụng tán dương.
Khi
đọc truyện
các thánh Tử đạo Việt Nam
chúng ta thấy phần đông các ngài
không phải lúc nào cũng
muốn chết. Trái lại, nhiều vị đã tìm cách
trốn tránh, không phải vì sợ chết,
nhưng vì muốn tiếp tục sống vì người khác và cho
người khác, hoặc cũng có khi vì
lòng khiêm tốn, nghĩ mình không xứng
đáng được
phúc tử đạo. Các ngài đã chấp nhận dâng hiến đời mình, chứ không tự mình tìm
đến cái chết.
Đối với chúng ta ngày nay, ngoài
một vài trường hợp đặc biệt như ở Algérie hay tại một vài nước Hồi giáo cực đoan, nơi các tôn
giáo ngoài Hồi giáo có thể bị
bách hại, còn khắp nơi trên thế
giới hầu như không còn có chế
độ nào được coi như cấm đạo thực sự kiểu Nêrô hay Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức.
Nhưng nếu hiểu đạo theo
nghĩa rộng, thì vẫn còn
có nhiều người tử đạo. Đó là những
người dám chết cho công lý, cho
hòa bình. Nói chung
là chết vì chính đạo,
chết cho con người, nhất là những người nghèo khổ hay bị áp bức. Đức
Kitô cũng đã chết cho cái chính
đạo ấy chứ không phải chết vì đạo của người Do Thái, lại càng không chết
vì đạo của mấy ông tư tế
và Biệt phái, bởi vì chính những
người này đã chủ mưu giết Ngài vì thấy
rằng Ngài là mối đe
dọa cho tôn giáo của
họ.
Ngày nay, khi Giáo Hội Công giáo chuẩn
bị hồ sơ phong chân
phước cho Savonarole, một linh mục dòng Đaminh ở
Florence, thì điều
đó chứng tỏ rằng cả những người trước
đây bị giáo quyền kết án, cũng
chính là những vị tử đạo, bởi vì họ
đã sống theo chân lý
và hy sinh
tính mạng để bảo vệ cho chân
lý, cho chính
đạo.
Dân chúng Ấn Độ đã tặng cho ông Gandhi danh hiệu là thánh, không
phải ông đã chết vì Ấn độ
giáo hay bất kỳ tôn giáo
nào, mà chết
vì đấu tranh cho hòa
bình, hòa hợp và hòa
giải giữa hai cộng đồng Ấn độ giáo và Hồi giáo.
Và mục sư Martin Luther King cũng
thật xứng đáng danh hiệu một vị thánh vì đã chết
để bênh vực quyền tự do và bình đẳng của người da đen… trên
đất nước
được mệnh
danh là dân
chủ và tự do nhất thế giới, nhưng thực ra chỉ là
tự do và dân chủ cho
người da trắng mà thôi.
Đức Tổng giám mục Rômêrô bên El Salvador đã bị chính những người lính Công giáo
bắn chết đang khi dâng
thánh lễ, ngài bị giết
không phải vì là người
có đạo hay là vì giám
mục, mà vì đã can đảm ủng hộ chính nghĩa của dân nghèo. Người ta hy vọng
ngày gần đây, ngài sẽ được tôn phong lên
hàng thánh tử đạo.
Như
vậy, tử đạo là dám sống và dám chết
cho một lý tưởng của Tin mừng. Thế nhưng liệu chúng ta có dám
sống và dám chết như vậy hay không?