Chứng
nhân
Vào hồi 9 giờ sáng ngày 19 – 6 –
1988 tại Rôma, tức là lúc 15 giờ cùng ngày tại Việt
Nam, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn
phong 117 vị chân phước tử đạo tại Việt
Nam lên hàng hiển thánh, gồm 96 người Việt Nam và
21 vị thừa sai ngoại quốc. Dĩ
nhiên đây chỉ là con số tiêu biểu cho hơn 100.000 vị
tử đạo trong gần 300 năm bị bách hại.
300 năm bị bách hại với hơn 100.000 người
tử đạo đủ cho mọi người thấy
sự ác liệt thảm khốc cũng như sức chịu
đựng bền bỉ kiên cường và lòng trung thành
đối với đức tin mà cha ông chúng ta đã lãnh nhận
và tôn thờ. Các ngài cảm thấy hạnh phúc vì được
thuộc về Chúa, các ngài hãnh diện vì là người Công
giáo, các ngài can đảm tuyên xưng danh Chúa và cương
quyết giữ vững lập trường đức tin
chân chính của mình.
Trong số hơn một trăm
ngàn ấy, có một số rất ít là giám mục, linh mục
thừa sai nước ngoài, một số đông hơn là
linh mục và tu sĩ nam nữ Việt Nam, nhưng đại
đa số là giáo dân: những ông trùm họ, ông câu, ông chánh
trương, bà quản, những binh lính và hàng ngàn thanh niên
nam nữ và các trẻ em. Tất cả đã chịu tử
hình cá nhân hay tập thể, sau khi đã chịu nhiều cực
hình khác nhau.
Nói chung, các vị
tử đạo đã bằng lòng chấp nhận chịu
thử thách đau thương, không kêu ca, không oán hận những
người làm khổ mình như một con sò chịu cho
người ta cắt thân ra, đặt vào một hạt
cát, để rồi sau một thời gian sẽ có một
viên ngọc đắt giá. Nếu như con sò kia nhả hạt cát ra thì sẽ không bao giờ
có được một viên ngọc sáng giá. Các
vị tử đạo cũng vậy, các ngài ấp ủ,
bọc kín đau khổ trong đời mình, vì biết rằng
qua đó Giáo hội sẽ được lời lãi gấp
bội. Các ngài luôn vui tươi trong mọi
cảnh huống cuộc đời. Thật
là khó hiểu đối với những người không
có đức tin. Vui tươi trước những
may lành, thành công thì ai cũng làm được, hãnh diện
trong vinh quang giàu sang, sung sướng là bình thường,
nhưng vui tươi trong gian nan, thử thách, đau khổ,
chết chóc là một điều hết sức kỳ khôi,
lạ lùng, khác thường, nhưng rất hợp tình hợp
lý, vì nước trời ghi công, vì sẽ được hạnh
phúc muôn đời, đó là phần thưởng vô giá mà
không có gì ở trần gian có thể so sánh được. Tử đạo là như thế.
Nói rõ hơn, trong các tôn giáo khác
cũng có những người đã can đảm nhận
lấy cái chết do sự nhiệt cuồng mạnh mẽ
nhưng nhất thời, còn các vị tử đạo Công
giáo không phải là những người nhiệt cuồng.
Trong một thời gian lâu dài trước, các ngài đã biết
hễ ai theo đạo Công giáo là sẽ
bị chết, các ngài luôn sống với ý tưởng:
không sớm thì muộn mình sẽ phải chịu đau khổ
và phải chết cho đức tin, sống như vậy
thì đau khổ hơn chết. Mặc dù vậy
các ngài vẫn nhẫn nại trung thành với những bổn
phận hằng ngày, vẫn bình thản sống trong sự
tinh tấn của lương tâm và đợi chết hằng
ngày. Thái độ đó khác hẳn với thái độ
nhiệt cuồng của những người cuồng tin,
lúc đầu mặc dầu các ngài cũng tìm hết cách
để tránh khỏi bị hại, nhưng khi giờ tử
đạo đến, các ngài biết chết một cách
bình tĩnh cũng như các ngài đã sống bình tĩnh.
Chết cách ấy quả là một việc anh hùng và phải
có một sức mạnh siêu nhiên nào đó, đúng, đó là
bàn tay vô hình của Thiên Chúa nâng đỡ.
Như vậy, tử đạo
là lấy máu mình, lấy mạng sống mình, dùng cái chết
của mình để minh chứng cho đạo mình tin theo, minh chứng đạo Công giáo đạo
của Chúa. Các vị tử đạo đã
chết bằng những hình khổ khác nhau, nhưng tất
cả các ngài đều là những nhân chứng bằng
chính đời sống của mình. Cái chết của
các ngài là một câu trả lời hùng hồn quyết liệt
cho những ai còn nghi ngờ tôn giáo của các ngài. Vì thế, danh từ “tử đạo” có nghĩa
là kẻ làm chứng và dùng đau khổ tử hình để
bảo đảm cho lời chứng. Pascan tiên sinh
đã nói: “Tôi sẵn sàng tin những truyện mà người
thuật lại giơ cổ ra cho người khác chém
để làm chứng”.
Mừng kính trọng thể các
thánh tử đạo, chúng ta nói lên lòng biết ơn sâu xa
của chúng ta là những người ăn
quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ
nguồn. Các ngài là cho ông tổ tiên của
chúng ta, các ngài đã chết, nhưng công nghiệp của
các ngài vẫn còn mãi. Cho nên, nhiệm vụ
của chúng ta là ghi ơn, thừa hưởng và phát huy truyền
thống cha ông ngàn đời vô giá. Truyền thống
đó là: đức tin sắt đá, tinh thần đạo
đức, chí hy sinh và gương anh dũng. Tuy nhiên, chúng
ta hãy nhớ: tử đạo là một ân huệ đặc
biệt Chúa ban cho ai tùy ý Ngài muốn, nhưng nỗ lực
làm chứng cho Chúa thì không dành riêng cho ai cả, là Kitô hữu
là có nhiệm vụ làm chứng: bằng lời nói, bằng
hành động và bằng cả cuộc đời của
mình.
Chúng ta
đều biết cách làm chứng tốt nhất cho Chúa,
cho đạo là sống bác ái, yêu thương, đây là cách
tốt nhất để sống đạo và truyền
đạo. Chung quanh chúng ta, những đồng
bào không Công giáo cũng quan tâm rất nhiều đến bác
ái yêu thương đối với nhau và đối với
những người khác: những việc làm xóa đói giảm
nghèo, những ngôi nhà tình nghĩa, những lớp học
tình thương, những chia sẻ cho những anh em bị
bão lụt, thiên tai, những người bệnh tật…
chúng ta có quan tâm đến những việc đó hay những
việc tương tự khác không? Chúng ta cũng nên tự
hỏi: cách sống đạo của chúng ta có thực sự
tuyên xưng Chúa, tuyên xưng đức tin không? Chúng ta cần phải thuyết phục những
người chưa có đạo, những người
không hiểu về chính nghĩa của đạo bằng
việc sống trọn vẹn, quyết liệt, dứt
khoát tinh thần bác ái yêu thương đối với nhau
và đối với những người chung quanh.
Xin Chúa Thánh Thần là tình yêu Thiên
Chúa ban ơn thêm sức cho chúng ta, đặc biệt là ban
ơn bác ái yêu thương để chúng ta thêm tình mến
Chúa yêu người một cách đơn sơ trung thành, một
cách bền vững và một cách quảng đại. Chúng
ta hãy nhớ: chỉ có tình yêu thương là cách sống
đạo tốt nhất và làm chứng cho Chúa, cho đạo
hữu hiệu nhất.