SỰ
TÁI LÂM (13,7-8.24-27)
Tại đây chắc chắn là
Chúa Giêsu đang đề cập sự tái lâm của Ngài. Điểm quan trọng là Ngài khoác lên ý niệm
của Ngài ba hình ảnh vốn là những phần của
cơ cấu liên hệ với Ngày Của Chúa.
1/ Ngày của Chúa sẽ
đến sau một thời gian chiến tranh. Trước
ngày của Chúa sẽ có: “Động đất nhiều
nơi, các dân tộc náo loạn. Các
nước mưu đồ, các lãnh tụ bối rối,
các vua chúa lo âu”.
“Vào giữa số dân chúng
sống trên mặt đất, sẽ có sự kinh ngạc
sửng sốt. Họ âm mưu gây chiến tranh
với nhau, thành phố này chống lại thành phố
nọ, địa điểm này chống địa
điểm khác, dân nọ chống dân kia,
vương quốc chống với vương quốc”.
Sách Các Sấm ký của Sybille thấy trước:
“vua này cướp đất và bắt vua kia làm tù binh, dân
tộc này cướp phá dân tộc khác và áp bức nhân dân,
các nhà cầm quyền trên đất xông vào xứ của
nhau, và đất nước biến thành người và
một đế quốc dã man sẽ tàn phá Hellas và lấy
đi sự giàu có của vùng đất phì nhiêu của nó,
và người ta sẽ đối mặt để tranh chiến
nhau” (3,633-647).
Sách Barúc 27,5-13 kể ra 12 việc
sẽ đến trước kỷ nguyên mới
“Trước hết sẽ có sự náo động khởi
đầu, thứ hai sẽ có các nhân vật quan trọng
bị giết. Thứ ba sẽ có nhiều
người chết và thứ tư, gươm sẽ
được gửi đi khắp nơi. Thứ năm sẽ có đói kém, hạn hán. Thứ sáu sẽ có động đất và
nhiều chuyện kinh hoàng (trong bản thảo có một
khoảng để trống), thứ tám sẽ có một
đám đông vô số những bóng ma và sự tấn công
của ma quỷ. Thứ chín, sẽ có lửa sa xuống. Thứ mười
sẽ có cướp bóc và nhiều áp bức. Thứ mười một sẽ có sự gian ác và
loạn dâm. Thứ mười hai sẽ
có hỗn loạn vì tất cả những gì đã
được nói trên đây đều hòa lẫn vào nhau”.
“Toàn dân trên đất đều bị thúc
đẩy để chống nghịch lẫn nhau” (48,31). Và họ sẽ thù ghét nhau, gây chiến
với nhau… Và ai thoát được chiến
tranh thì lại chết vì động đất. Ai thoát khỏi động đất sẽ
bị lửa thiêu rụi. Và ai thoát
được lửa sẽ bị đói kém tiêu diệt”.
Rõ ràng khi Chúa Giêsu đề cập chiến tranh và
tiếng ồn ào của chiến tranh là Ngài dùng các hình
ảnh từng là những phần về các viễn
ảnh tương lai của dân Do Thái.
2/ Trước ngày của Chúa,
mặt trời, mặt trăng sẽ tối tăm. Chính Cựu
Ước cũng đầy dẫy những câu như
thế (Am 8,9; 2,10; 3,15; Is 13,10; 34,4). Một lần nữa rõ ràng Chúa
Giêsu đã sử dụng phần ngôn ngữ phổ thông mà
ai cũng biết.
3/ Một phần của hình
ảnh vẫn thường xuất hiện, là dân Do Thái
từ bốn phương trời sẽ được
thâu gọn về Palestine. Cựu Ước
vốn đầy những ý niệm như vậy (Is 27,13; 35,8-10; Mk 7,10; Dcr 10,6-11). Nền văn
chương đại chúng cũng rất thích ý niệm
đó “Hãy thổi kèn trong Siđôn để kêu gọi các thánh,
hãy làm cho trong cả Siđôn, người ta đều nghe
tiếng Đấng đem Tin Mừng đến, bởi
Thiên Chúa đã thương xót dân Israel và thăm
viếng họ. Hãy đứng trên đỉnh núi, hỡi Giêrusalem
và nhìn xem con cái Người từ phương Đông và phương
Tây được Đức Chúa tập họp lại (Tv
11,1-3).
Khi đọc những lời lẽ đầy hình
ảnh của Chúa Giêsu về sự tái lâm, chúng ta phải
nhớ Ngài không hề ban cho chúng ta một bản
đồ về cõi đời đời hay một
thời biểu cho tương lai, nhưng Ngài chỉ dùng
ngôn ngữ và các hình ảnh người Do Thái đã
từng biết và sử dụng từ nhiều thế
kỷ trước Ngài.
Nhưng điều vô cùng lý thú là
những điều Chúa Giêsu tiên báo đã thật sự
xảy ra. Ngài nói tiên tri về chiến tranh và trên
thực tế, đạo quân đáng sợ của dân
Batthê đang gây áp lực tại các biên giới của
đế quốc Roma. Ngài đã nói tiên tri về động
đất thì trong vòng bốn mươi năm, thế
giới thuộc đế quốc Roma đã phải kinh hoàng
vì cơn động đất tàn phá Laodikia và vụ núi
Vesuvius phun lửa và phun thạch chôn vùi thành phố Pompeii. Ngài nói tiên tri về đói kém, thì dưới thời
Claudius, thành phố Roma đã bị nạn đói. Thật đó là một thời kỳ đầy
kinh hoàng, đến nỗi lúc Tacitus bắt đầu
viết sử, ông đã bảo dường như mọi
chuyện sắp xảy ra đều chứng tỏ các
thần đang tìm cách báo thù chứ không phải cứu vớt
đế quốc Roma.
Trong đoạn này, điều
duy nhất chúng ta phải giữ là sự kiện Chúa Giêsu
đã nói trước rằng Ngài sẽ tái lâm.
HÃY TỈNH
THỨC (13,28-37)
Trong đoạn này có hai
điểm cần đặc biệt cần ghi nhận.
1.
Thỉnh thoảng có người
nghĩ rằng Chúa Giêsu bảo các việc này xảy ra trong
vòng một thế hệ là Ngài nói sai. Nhưng Chúa nói
đúng, vì câu này không hề ám chỉ tái lâm. Câu này không
thể nói như thế vì ngay câu tiếp theo
đó, Ngài bảo không có ai biết ngày giờ nào việc
ấy sẽ xảy ra. Nó ám chỉ về những lời
tiên tri của Chúa Giêsu và việc thành Giêrusalem thất
thủ và Đền Thờ sẽ bị tàn phá, là những
việc đã ứng nghiệm.
2.
Chúa Giêsu bảo rằng Ngài không biết
ngày nào giờ nào Ngài sẽ tái lâm. Có nhiều điều
Ngài giao trọn vào tay Thiên Chúa mà không
thắc mắc. Không có lời cảnh cáo và quở trách nào
nghiêm trọng hơn cho những kẻ muốn tính ngày giờ
cho việc Chúa tái lâm. Chắc chắn nếu chúng ta
muốn truy tìm, tra vấn cho ra điều mà chính Chúa
bằng lòng không tìm biết, thì tội đó quả là
tội phạm thượng.
3.
Cho nên Chúa Giêsu rút ra một
kết luận thực tiễn. Chúng ta cũng giống
như những người đầy tớ, biết
chủ mình sẽ về nhưng không biết lúc nào. Chúng ta
đang sống trong bóng tối của cõi đời
đời. Không có lý do gì để sợ hãi hoặc suốt
ruột chờ trông. Điều có ý nghĩa nhất là hàng
ngày chúng ta chu toàn bổn phận của
mình, chúng ta phải sống, coi việc Ngài tái lâm lúc nào là
việc rất bình thường. Ngài đã giao cho chúng ta nhiệm
vụ quan trọng là mỗi ngày phải làm việc
để Ngài sẽ xem xét, bất cứ giờ phút nào
chúng ta cũng phải sẵn sàng để gặp mặt
Ngài mặt đối mặt. Cả đời sống chúng
ta là việc chuẩn bị để gặp Vua!
Khi mở Phúc Âm Maccô 13, chúng tôi nói ngay đây là chương
sách khó hiểu, nhưng cuối cùng một chân lý để
lại cho chúng ta, vài điểm của chân lý đó là:
1.
Nó cho chúng ta biết chỉ có
người của Chúa mới nhìn vào những bí mật
của lịch sử. Chúa Giêsu đã thấy số
phận của Giêrusalem mặc dù những người khác
mù quáng, chẳng thấy gì. Một chính khách thật sự
phải là người của Chúa. Một người
muốn hướng dẫn xứ sở thì chính mình
phải được Chúa hướng dẫn. Chỉ có
người biết Chúa, mới có thể tham gia phần
nào trong kế hoạch của Chúa.
2.
Nó cho ta biết hai điều
về giáo lý Chúa tái lâm. (a) Đoạn này cho biết nó hàm
chứa một sự kiện mà nếu ta quên hoặc xem
thường, sẽ vô cùng nguy hiểm. (b) Nó cho biết bức
tranh chứa đựng là hình ảnh của thời Chúa
Giêsu, cho nên suy đoán về nó là điều vô ích, khi chính
Chúa Giêsu cũng bằng lòng với sự không biết.
Điều ta có thể chắc chắn là lịch sử
phải đi về một điểm nào đó, phải
có một kết thúc xảy ra.
3.
Nó cho ta biết trong mọi
sự, việc làm điên dại hơn hết là quên Chúa mà
đắm chìm trong thế gian. Người khôn ngoan không bao
giờ quên rằng mình phải sẵn sàng để nghe tiếng
kêu gọi. Nếu chúng ta sống và luôn luôn nhớ rõ như
vậy thì kết cục sẽ không kinh khủng, nhưng
là niềm vui đời đời.