MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hy Vọng Có Giúp Chúng Ta Thấy Đức Kitô Không?
Thứ Sáu, Ngày 13 tháng 11-2009

Hy vọng có giúp chúng ta thấy Đức Kitô không?

Thời kỳ thánh Marco chép Phúc Âm, loại văn chương mệnh danh là văn chương mạc khải được những giới Do Thái nào đó ưa chuộng, coi là hợp thời trang. Có những tập sách được lưu huỳnh, thường gồm những đoạn mô tả những tai họa thảm khốc, nhắm mục đích mạc thị về Đấng Cứu Thế sẽ quang lâm, để lãnh đạo Israel dân Người. Hai thắc mắc: Ngay chính Đức Kitô có dùng thứ ngôn ngữ mạc khải đó không trong những bài giảng về ngày tận thế? Trong chừng mực nào thánh Marco đã sử dụng loại văn thể đó? Điều ấy không quan hệ lắm ở đây. Ta ghi nhận rằng không nên hiểu những đoạn trong bài giảng của Chúa theo nghĩa đen và cụ thể. Người ta có quyền nghĩ rằng Chúa Giêsu loan báo trực tiếp thảm họa năm 70 sẽ tàn phá Giêrusalem. Nhưng quan trọng hơn nữa là cần khai triển ý nghĩa thiêng liêng bài đọc hôm nay.

 

Chúng ta đứng trước một vấn đề. Thật vậy, nếu bài đọc cho ta thấy ẩn hiện bóng dáng một thảm họa sẽ xảy đến lúc chung cục trong vũ trụ hữu hình, thì ta cũng có thể nhờ Lời Chúa trong Phúc Âm theo thánh Lc soi sáng để hiểu thêm về đoạn Phúc Âm hôm nay: Con Người quang lâm có sẽ tìm thấy đức tin trên trái đất không?

 

Chúng ta đối diện với một bí nhiệm đáng cho ta khiếp sợ. Mặt trời tối sầm, mặt trăng mất sáng, các tinh tú từ trời sa xuống, tất cả ám chỉ những gì diễn ra ngày cánh chung trong lĩnh vực đức tin? Chúng ta ao ước phỏng đoán tương lai Giáo Hội như là một sự tiến dần của nhân loại đến ánh sáng. Như vậy, vào ngày tận cùng, tương lai đó sẽ kết liễu trong một thảm họa mịt mùng ư? Trong viễn tượng đó, làm thế nào để bảo toàn niềm hy vọng? Để dễ dàng trả lời, chúng ta đặt câu hỏi rõ hơn. Hy vọng của chúng ta phải hướng về mục tiêu nào? Hy vọng thúc giục chúng ta phải có thái độ thực tiễn nào?

 

1) Hy vọng của chúng ta phải hướng về sự hiển trị của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, trong ngày sau hết. Người ta sẽ thấy Con Người đến với quyền năng cao cả và vinh quang. Những kẻ nào làm cho ánh sáng đức tin ra tối tăm sẽ bị khai trừ, không được hiệp thông vinh hiển với Đức Kitô. Trái lại, những ai thành tâm thiện chí tin vào Đức Giêsu, những kẻ ‘được tuyển chọn’ sẽ được thu họp từ bốn phương, từ tận cùng mặt đất đến tận cùng chân trời, để được hiển trị với Chúa. Do đó, bất kể những thăng trầm trong lịch sử loài người, và cả trong lịch sử Giáo Hội, chúng ta hãy đặt niềm hy vọng của chúng ta trên sự kiện Đức Giêsu Kitô, Chúa tể vũ trụ. Người tác động để nhân loại nhìn nhận Người là tâm điểm vũ trụ. Ngày tận cùng, sự kiện cơ bản ấy sẽ hiển hiện trong khải hoàn, và sẽ là niềm hân hoan của những kẻ được chọn.

 

2) Về thực thực tế, chúng ta nắm chắc được phần nào của sự hy vọng? Chúng ta có trách nhiệm xây dựng tương lai nào? Chúng ta xây dựng tương lai chúng ta và tham dự tương lai Giáo Hội trên sự thật hiện hữu nào? Thưa, trên điều sau. Trong con người chúng ta, một thế giới phải cáo chung để Chúa hiện đến. Thế giới phải chấm dứt đó là tập thể gồm nhiều lầm lạc, những ảo tưởng, những ích kỷ, những tội lỗi của chúng ta. Điều chúng ta cần quan tâm không phải là những việc lành phúc đức, những nhân đức, những chiến thắng trong việc tông đồ của chúng ta, nhưng chính là niềm hy vọng và ước nguyện Chúa sẽ hiển hiện trong chúng ta, xuyên qua chúng ta, nhờ vào sức cường nhiệt của đức tin và đức ái chúng ta lúc này.

 

3) Ludwig Van Beethoven là một tác giả đại của mọi thời. Trong lúc ông vẫn còn đang tạo ra những kiệt tác thì ông cảm thấy mình dần dần mất đi thính giác, ông không còn nghe thấy. Sau khi ông đã trở thành hoàn toàn điếc, ông sáng tác ra bản giao hưởng số 9. Ông đã không nghe một nốt nào. Một số người nào đó nói những thiên tài thì bất tử bởi vì công trình của họ. Họ tin rằng Beethoven đang sống trong âm nhạc của mình. Shakespeare thì ở trong vở kịch của mình và Edison ở trong phát minh của mình. Beethoven biết tốt hơn. Khi ông sắp chết, ông nói: “Tôi sẽ nghe nhạc ở trên trời”. Ông ta nói rất đúng.

 

Chúng tôi tin rằng Beethoven bây giờ đang nghe, không chỉ nghe những tác phẩm của chính mình, nhưng là âm nhạc của vị thầy đại là chính Thiên Chúa của ông. Beethoven đã được đặc ân hiệp nhất với các thiên thần và các thánh để ca bài ca vui mừng vô tận. Shakespeare biết rằng tất cả những lời trong tác phẩm của ông chỉ là một tiếng vang mờ nhạt với Lời đời đời được nói bởi Cha trong cõi đời đời. Lời đó chính là Con Thiên Chúa. Edison liều lĩnh phát mình ra ánh đèn điện nhưng bây giờ ông đã tắm trong ánh sáng rực rỡ của thị kiến vinh phúc. Bây giờ ông hiểu rằng chân lý trong sách bài đọc từ sách Đanien. Nền tảng của sách đó là dân Israel đã bị chiếm đóng bởi Syrie, họ cố áp đặt trên người Do Thái một ngôn ngữ ngoại quốc, một nền văn hóa và tôn giáo ngoại quốc. Nhiều người Do Thái đã chọn lấy cái chết hơn là bị bắt cầm tù. Tác giả của sách đã hiến tặng môt sứ điệp hy vọng cho những người sống sót bởi tuyên bố: “Người khôn ngoan sẽ chiếu sáng… những người đó sẽ được dẫn tới sự công chính và những người công chính sẽ chiếu sáng như những vì sao mãi mãi”. Sự phát minh của Edison ngay cả khi nó phát triển nó cũng chỉ là mờ nhạt khi so với ánh sáng của sự sống đời đời, đặc ân lớn lao của Đức Kitô đã ban xuống khi Ngài đến một lần nữa, Ngài đến lần thứ hai khi Ngài Phục Sinh từ cõi chết sống lại.

 

Shakespeare sẽ không bao giờ tưởng tượng ra cảnh Đức Kitô, Con Thiên Chúa sẽ đến trong đám mây với quyền năng lớn lao và vinh quang, cũng không bao giờ tìm thấy đủ từ ngữ để miêu tả sự kiện ấy. Và cả chúng ta cũng như thế nữa. Chúng ta đã hầu như không hiểu lời của những từ ngữ mà trong bài Phúc Âm ngày hôm nay. Đó là tất cả những gì mà chúng ta muốn trở nên hay cả khi nó xảy ra chỉ có Cha trên trời mới biết được.

 

Trong lúc chúng ta không giống như những người Israel đang chịu đau khổ trên miền đất của mình bởi sự chiếm đóng của người Syrie. Chúng ta đang bị bao quanh bởi đạo quân văn hóa của sự chết, đạo quân này gây chiến tranh trên giá trị và nhân phẩm của đời sống con người. Nó tấn công chính tình bạn con người khi họ rất dễ tổn thương: khi chúng bắt đầu đời sống trong dạ mẹ, và khi gần chấm dứt cuộc sống trong tuổi già. Họ loại bỏ những người hầu như cần tới sự giàu có của quê hương chúng ta để cho họ được sống sót: là những kẻ không nhà, những kẻ đói ăn, những kẻ lãnh trợ cấp và những dân nhập cư.

 

Trong lúc chúng ta vẫn trung thành với đức tin Công giáo và những giáo huấn giá trị của Giáo Hội, chúng ta không phải chết đau khổ; ít nhất cũng là như thế. Nhưng chúng ta bị nguy hiểm khi cho phép chính mình bị ảnh hưởng một cách tinh tế, bởi những giá trị thế tục như là ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự tham lam. Để kháng cự lại những ảnh hưởng này, chúng ta phải suy niệm về lời hứa sự sống đời đời cho những kẻ còn giữ được lòng trung thành. Chúng ta sẽ nhớ rằng bí tích Thánh Thể là một lời nài xin và một lời hứa của sự sống đời đời sẽ là động cơ thúc đẩy chúng ta trung thành mãi mãi. Đức Kitô sẽ làm viên mãn những lời của bài đọc ngày hôm nay: “Những ai được dẫn tới sự công chính sẽ chiếu sáng như những vì sao trên trời”. Bên cạnh sự chiếu sáng như những vì sao chúng ta sẽ nghe thấy và sẽ nhìn thấy chính Thiên Chúa.

 

geovisit(); setstats
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chúa Thánh Thần Sẽ Soi Sáng Cho Biết Phải Nói Gì (11/15/2009)
Những Tên Lý Hình Thời Đại (11/14/2009)
Với Uy Quyền Và Vinh Quang - Gm. Arthur Tonne (11/14/2009)
Sự Tái Lâm (13,7-8.24-27) (11/14/2009)
Qua Đi (11/14/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Phán Xét Chung (11/13/2009)
Ngày Phán Xét (2) (11/13/2009)
Ngày Cùng Tận Của Mỗi Cá Nhân Và Của Toàn Thế Giới (11/13/2009)
Ngày Lễ Bạc (11/13/2009)
Hãy Chuẩn Bị (11/13/2009)
Tin/Bài khác
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (11/12/2009)
Cho Con Nên Hạt Giống Tốt , 15/11/2009 (11/12/2009)
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 33b, 15/11/2009 (11/12/2009)
Chúa Sẽ Đến (2) (11/12/2009)
Chúa Sẽ Đến (11/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768