CON
NGƯỜI SẼ ĐẾN (13,24-37)
“Trong những ngày ấy, sau một cơn khốn
quẫn…” (c.24a), những chữ này đánh
dấu sự liên tục cũng như đứt
đoạn với những điều đã nói
trước đó. Từ trước
tới đây, diễn từ của Chúa Giêsu chỉ chú tâm
nhiều nhất đến các dấu chỉ phải xảy
tới “trước khi” tận thế. Ngài
lưu ý đến “Đồ-Ghê-Tởm - Khốc-Hại”
sẽ đến. Và nếu muốn, ta có thể
gọi nó là “phản Kitô” (13,14-24). Bây
giờ vấn đề là: điều gì sẽ xảy ra “sau”
các biến cố đó? Từ ngữ “bấy giờ”, dù
mơ hồ, vẫn chỉ về những ngày giờ
cuối hết: thời giờ đã hết rồi. Ta
cũng không ngỡ ngàng khi thấy thời ấy khởi
đầu bằng một loại tai họa
(c. 24b-25). Đó chính là một cuộc
đảo lộn mang tính vũ trụ. Mặt
trăng và mặt trời tắt lụi đi. Tinh tú quay cuồng rối loạn. Nhưng độc giả ngày nay phải
đặt mình vào tâm trạng người Do Thái sống
ở thế kỷ 1 mới hiểu thấu đáo
được các điều ấy.
Vào thời đó, trong các vững
bền đề cập đến tận thế, sự
hỗn loạn như thế trong thiên nhiên không có gì đáng
ngạc nhiên cả. Đấy là thứ ngôn ngữ
truyền thống thường dùng để loan báo
rằng Con Thiên Chúa sẽ can thiệp, Ngài sẽ chiến thắng
các thế lực sự dữ (x. Is 13,10;
34,4). Thực vậy, chớ quên rằng
đối với các dân tộc cổ đại Đông
phương (trừ dân Israel)
thì tinh tú là các vị thần chủ chốt của vũ
trụ. Do đó nếu cho rằng Mặt Trời và Mặt
Trăng tắt lụi đi, các tinh tú bị sa
xuống có nghĩa là xác nhận sự chiến thắng
của Thiên Chúa độc tôn đối với các ngẫu
thần ngoại giáo. Thế giới cũ
kỹ phải biến đi hầu nhường chỗ
cho thế giới mới. Tin Mừng
loan báo việc “Con Người” đến trong vinh quang, sau
khi thế giới tội lỗi đã bị triệt
hạ. Hình ảnh này được lấy từ
sách tiên tri Daniel, ở đó ta thấy hình ảnh bí ẩn
của “Con Người” – một người-vinh quang
tiến gần Thiên Chúa (Đnl 7,13-14).
Đặc tính huyền nhiệm của vị này khiến
ta phải nghĩ đến lối nhìn theo
sách khải huyền. “Con Người” được mây
trời che phủ và xuất hiện trong khung cảnh thiên
giới. Thiên Chúa đã ban cho Ngài một uy quyền tối
thượng hầu đánh bại hoàn toàn các thế
lực gian tà. Ở bước ngoặt thời
đại chúng ta, hình ảnh con người
được phác họa thành Đấng Mêsia mà Thiên Chúa
đã giao phó nhiệm vụ phải thiết lập
Vương Quốc của Ngài trên thế gian này. Ta
thấy rằng Chúa Giêsu đã tự nhận tước
hiệu này hơn mọi tước hiệu khác (2, 10.28; 8,31; 9,31; 10,33,45). Ở đây
Ngài công bố việc Ngài sẽ đến trong khải
hoàn để xét xử và cứu chuộc vào thời
cuối cùng. Trong thực tế, hành
động cứu độ của Ngài được vạch
ra tức khắc (c. 27). Sự cứu
chuộc thường được coi là sự quy tụ
các tín hữu trên toàn trên toàn thế giới quanh
Đấng Mêsia quang vinh. Đó chính là sự thực
hiện cách triệt để lời đã hứa với
dân Israel trong Cựu
ước, sau khi họ bị phân tán đi khắp nơi
(x, Dt 30,3-5; Dcr 2,10-17).
Lời công bố Con Người
sẽ đến trong khải hoàn để cứu
chuộc vũ trụ chính là một nốt nhạc chủ
đạo của bài ca bắt đầu từ câu 5
chương 13. Cho dù các tín hữu có chịu thử
thách nặng nề tới đâu chăng nữa – kể
cả bị đem ra trước Tòa án Tối
cao (14-20) – thì tất cả những điều tệ
hại đó đều phải quy hướng hoàn toàn
về mục đích hạnh phúc này là: Chúa Kitô sẽ
đến trong vinh quang để cứu độ loài
người. Nhưng “khi nào” thì việc đó
xảy ra? Câu hỏi này vẫn hằng
ám ảnh mọi người. Và đây
là lần đầu tiên các bài diễn từ Chúa mới
trả lời họ (c. 28-37).
Dụ ngôn ngắn gọn về
cây vả nói lên nhiều điều (c. 28). Cây vả này
ra trái trễ (11,13). Nhưng
không ai có thể lầm nó cả, chồi lá xuất
hiện là dấu chỉ chắc chắn rằng mùa hè
đã đến gần. Mùa hè là mùa nóng
bức và là mùa hoa trái. Dụ ngôn này như thế là
quá rõ ràng: thời gian tiếp tục trôi đi, tiến về
phía chung cuộc. Nhưng
thật khó mà áp dụng (c. 29). Những
chữ “những điều đó” rất mơ hồ.
Trong tiếng Hy Lạp, chúng ở hình thức
số nhiều. Có thể nó thay cho “những
biến cố” vừa kể đến trên đây. Hoặc là về sự phá hủy đền
thờ? Hoặc những đảo
lộn khác nhau mà cốt đinh là sự bắt bớ
khốc liệt? (c. 14-23). Tất cả những biến cố đó
đều có thể so sánh được với sự
đâm chồi của cây và trong mùa xuân. Dưới
vẻ lộn xộn bề ngoài, chúng hẳn loan báo một
thời kỳ mới.
Một lần nữa, ta thấy văn bản Phúc Âm
này gạt bỏ lối chú giải “về các tai họa”
dành cho Tin Mừng loan báo. Con Người đang
đến, sự cứu độ của Ngài đã
“gần kề, trong tầm tay”. Ngay
đến Chúa Giêsu cũng trịnh trọng xác nhận
điều này (c. 30). Sự gần kề của
ơn cứu độ còn được quả quyết
chính xác hơn: sẽ xảy ra ngay trong “thế hệ này”
đã qua rồi mà vẫn chưa có gì xảy đến.
Người ta cũng đã thấy có một lần khác
(x. 9,1). Chúa Giêsu nói như
thể là thời buổi tận cùng sắp xảy
đến tới nơi rồi. Có lẽ Chúa Giêsu nói
thêm công thức khái quát này để xua tan sự mong
chờ đó (c. 31).
Ý niệm về trời đất phải qua đi
là một ý niệm chung cho mọi văn bản nói về
“tận thế” (x. Kh 21,1). Nhưng
niềm mong chờ một thế giới mới,
Nước Chúa, được dựa trên lời Chúa Giêsu:
ở đây Ngài đã nói nhân danh uy quyền của Thiên Chúa
chí thánh (Is 40,8). Tuy có xác
định thời điểm cận kề của việc
kết thúc lịch sử nhưng Chúa Giêsu không bỏ quên
thời điểm lúc bấy giờ (c. 32). Luca đã bỏ câu gây nhiều rắc rối này
đi, còn Mathêu lại xóa đi. Chỉ
riêng Maccô giữ lại. Nó nói rõ ràng không ai biết
chính xác được ngày giờ tận thế. Ngay cả “Chúa Con” cũng không biết. Chính sự “bất tri” của “Con” làm các nhà
thần học cũng phải lúng túng. Đó
là xét về mặt nhân tính của Chúa Giêsu. Theo Maccô thì đó chính là lý lẽ hỗ trợ cho
việc chấm dứt các tính toán vô bổ, các thắc mắc
vô ích về “thời điểm tận thế”. Ngày giờ tận thế mãi mãi là một bí
mật tuyệt đối của Chúa Cha, còn người
phàm trần không thể biết trước
được.
Đó chính là lý do Chúa Giêsu kêu gọi, phải tỉnh
thức (c. 33). Không nên vì sự trễ nải
mà bỏ qua việc này. Trái lại càng phải
tỉnh táo hơn. Kiểu nói “coi chừng” trong
tiếng Hy Lạp mang một ý nghĩa cụ thể
hơn: “Hãy mở mắt ra” (13,5.9.23). Chính vì không có sự xác định chính xác thời
điểm mà ta càng phải tỉnh thức hơn. Chúa Giêsu kể thêm một dụ ngôn ngắn
để nói rõ hơn về việc tỉnh thức
ấy (c. 34). Lối so sánh này của Maccô rất
gần gũi với Luca (12,36-40). “Hãy bắt chước những tôi tớ
đợi chờ chủ đi dự tiệc cưới
về hầu ra mở cửa ngay khi nghe tiếng gõ
cửa... bởi vì Con Người sẽ đến vào ngày
giờ không ngờ”. Còn Tin Mừng Maccô thì
lại nói ông chủ trẩy đi xa (chắc là đi ra
nước ngoài). Người ta hiểu
trước rằng ông sẽ vắng mặt lâu dài. Nhưng không nên lơ là tỉnh thức. Bởi lẽ ông có thể trở về thình lình,
không báo trước. Dụ ngôn vừa
mới được kể sơ sơ, lại bị
ngắt quãng một lúc để nhắn nhủ
độc giả (c. 35-36). Phải
tỉnh thức luôn, bởi vì ông chủ sẽ trở
về vào lúc không ngờ đến. Maccô nhắc
đến bốn thời điểm: chiều tối,
nửa đêm, lúc gà gáy, tảng sáng. Như
thế đêm đó người ta chẳng chợp mắt
được tí nào. Người ta phải thức
trắng đêm không phải để chờ đợi
một biến cố đơn giản, mà chờ
đợi một Đấng nào đó, kể từ
13,24-25, Đấng ấy ám chỉ cho chính Chúa Giêsu, Ngài là
Con Người chắc chắn sẽ quang lâm.
Thánh sử kết luận
bằng cách trích dẫn lời khuyến dụ của Chúa
Giêsu “Thầy cũng nói với hết thảy mọi
người là phải canh thức!” (c. 37). Diễn từ trước đó là
dành riêng cho các môn đệ (13,3-4), Ngài
muốn thông tri cho một ít người thôi. Đó là cách
thức hoàn toàn mang tính “cánh chung”,
được mã hóa và cố tình sử dụng kiểu nói
bí ẩn. Chỉ những người bị bắt bớ
mới hiểu được, còn kẻ ra tay
áp bức thì không! Nhưng ở đây, lúc kết thúc,
lời khẩn cấp kêu gọi phải tỉnh thức
lại nói với “tất cả mọi người”,
bởi vì nó liên quan đến nhiều thế hệ sau
nữa.
Đã đến lúc phải
kết thúc chương 13 của Maccô. Khi nhìn lại một lượt, ta sẽ
thấy rõ hơn những điểm chính trong bài diễn từ
của Chúa Giêsu. Trong thực tế, hầu như ta
không thể nào không lẫn lộn giữa lời do Chúa
Giêsu đã nói với những suy tư nảy sinh trong
cộng đoàn Kitô hữu của Maccô. Câu hỏi
đầu tiên của các môn đệ về sự phá
hủy đền thờ: khi nào xảy ra chuyện đó? Câu trả lời vượt quá câu hỏi đó nhiều
lắm. Tóm lại, người ta không
còn xem Đền thờ là nơi quy tụ nữa. Nó sẽ bị sụp đổ cùng với
thế giới. Mọi người phải
hướng về Đấng cao trọng hơn
Đền thờ, Ngài sẽ quy tụ nhân loại đã
được cứu thoát khỏi sự Ác: Ngài là Chúa Kitô
Quang Vinh Phục SInh.
Cách nhìn đầy hạnh phúc này
không cho phép người ta loại đi được
mối ám ảnh về ngày “tận thế”, là một
đại họa cho vũ trụ, cho toàn thể thế
giới. Bí nhiệm của sự dữ và những tai họa xấu xa do nó đem lại đã
là một phần không thể tách khỏi lịch sử. Nếu đọc “các dấu chỉ thời
đại” và xem chúng là những biến cố “tiên báo” cho
ngày tận thế thì thật là vô bổ. Rất nhiều người đã phạm sai
lầm này trong những lúc lịch sử khủng hoảng
trầm trọng (sự hoảng sợ năm 1000 chẳng
hạn). Và rất có thể nó lại
sắp sửa xảy ra khi nhân loại đang tiến
gần đến thiên niên kỷ thứ 3 này. Tuy nhiên
ta thấy đó, việc Chúa Kitô quang lâm là hoàn toàn nằm
trong bàn tay Thiên Chúa, chỉ phụ
thuộc độc nhất vào quyền tự do của Ngài.
Thiên Chúa là chủ tể tuyệt đối
của lịch sử. Chỉ duy một
mình Ngài biết được ngày giờ.
Toàn bộ diễn từ về
ngày tận thế nói lên một cách dứt khoát bản
chất lạc quan của nó. Dĩ nhiên có
những thời lỳ sự Ác thắng thế. Nhưng nó không thể tạo mầm mống khai
sinh ra một thế giới mới. Chỉ
nhờ sự sống lại của Chúa Kitô và nhờ Thánh
Thần ban cho, một mầm mống mãnh liệt sẽ
khai sinh một vũ trụ mới. Ta cũng
đừng quên rằng kiểu văn chương “cánh chung” bao giờ cũng kể về các tai
họa u ám chồng chất để làm nổi bật lên
ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa. Ước gì
độc giả đừng bối rối khi đọc
thấy sự Ác lan tràn dữ dội. Mà nên nhớ rằng một sứ điệp tràn
đầy hạnh phúc đang triển nở.