MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tai Sao Ngai Im Lang: Chương Bảy: 6. Mặc Cảm Tội Lỗi
Thứ Năm, Ngày 12 tháng 11-2009

6. Mặc cảm tội lỗi

Tại Melbourne, tôi đã đến thăm nhiều lần một gia đình ‘Tứ Đại Đồng Đường’, bốn đời sống chung dưới một mái nhà êm ấm thuận hoà, hai bà cố nội, cố ngoại, ông bà nội, các con và các cháu. Đối với quan niệm Việt Nam, đây là một điều hiếm có và đại phúc. Nhưng tôi cũng được biết có những gia đình tại hải ngoại gặp rất nhiều trắc trở, xung đột giữa ông bà cha mẹ và con cái. Câu chuyện của gia đình anh Hưng là một thí dụ điển hình:

Điều khó khăn nhất trong đời anh Hưng phải làm, là đích thân gửi mẹ mình vào viện dưỡng lão. Thật ra mẹ anh vẫn còn sáng suốt và khoẻ mạnh đủ, nhưng bà không thể tự chăm sóc chính mình. Sáu tháng trước đây, hai vợ chôngd và các cháu ra phi trường đón bà từ Việt Nam sang. Những giây phút mừng vui hội ngộ qua đi mong chóng. Có bà nội trong nhà, những vấn nạn khó giải quyết dần dần xuất hiện, vợ anh Hưng ngày trước vẫn di làm, bây giờ phải ở nhà hầu hạ mẹ chồng, mất một đầu lương, tiền nợ nhà băng vẫn phải trả đủ, gia đình phải sống chật vật hơn xưa rất nhiều. Các cháu không thể mở nhạc ầm ầm như trước nữa vì bà có tật khó ngủ mà lại lên giường sớm. Thỉnh thoảng ba mẹ có chuyện đi vắng, các cháu không giám rời nội một bước, sợ lỡ có chuyện gì. Bạn bè tụi nó cũng không dám tới nhà, vì ồn ào quá quấy nhiễu bà. Rồi vấn đề vệ sinh cá nhân, thức đêm thức khuya lo lắng, ăn uống kiêng khem phải làm riêng từng món, đôi khi bà còn la mắng trách móc mọi người. Các con thương mẹ các cháu thương bà, nhưng sự hy sinh chịu đựng nào cũng phải có giới hạn, bao nhiêu ấm ức khó chịu dồn nén từ bấy lâu nay bỗng bùng nổ bất ngờ. Anh Hưng bên tình bên hiếu, đành gửi mẹ vào viện để cho các y tá chăm sóc bà kỹ lượng cẩn thận hơn. Bà khóc lóc chửi mắng anh bất hiếu và nhất định không chịu đi, bà đòi về lại Việt Nam. Tiếc thay, là con một, không còn thân nhân tại quê nhà, anh Hưng không thể để mẹ về, vì bà chẳng còn ai để nương tựa, và lại bà cũng chẳng tự chăm sóc được. Cũng tội nghiệp thân già đơn chiếc, bà vẫn sống với những tập tục văn hoá truyền thống gia đình từ xa xưa, nhưng bây giờ nó dường như đã bị kết án là lạc hậu quê mùa không còn thích hợp trong xã hội Tây Phương. Con cháu chúng nó không thể hiểu nổi tâm trạng bi đát của mộ người Mẹ Việt Nam suốt đời vì con cái. Anh Hưng mang nặng mặc cảm bất hiếu với mẹ, dù anh không còn chọn lựa nào khác. Bạn bè hàng xóm láng giềng chê cười, họ sát thêm muối vào vết thương ứa máu của tâm hồn anh.

Dù không thường đi lễ, sáng chủ nhật vừa qua, anh bước vào nhà thờ để thử tìm kiếm ít giây phút thanh thản, yên bình. Chủ đề bài giảng hôm ấy lại rơi vào đúng điều răn thứ IV. Hãy thảo kính cha mẹ. Vị linh mục nhắc nhở công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, và gắt gao phê bình con cái thời nay hỗn hào bất kính. “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bễ, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Vị linh mục đã đưa ra một lập luận đơn giản: Tại sao bố mẹ có thể nuôi được cả mười đứa con, nhưng người đứa con lại không thể nuôi được cha mẹ? Mọi người nghe giảng đều gật gù đồng ý.

Anh Hưng rời nhà thờ, trong lòng nặng trĩu đau khổ pha lẫn giận dữ. Anh thấy mình quá ích kỷ và lơ là trong bổn phận làm con. Về nhà, anh gắt gỏng với vợ, đi thăm mẹ, anh nổi nóng bất thường. Anh bị ám ảnh bởi ý nghĩ là nếu ngày mai ngày mốt mẹ có mệnh hệ nào, anh sẽ không bap giờ có thể tha thứ cho mình vì tội đã để mẹ sống những ngày tháng cô đơn, buồn tủi vào cuối đời bà, chỉ vì sự ích kỷ của vợ chồng con cái anh. Lời cha giảng rất đúng, nhưng vô tình nó đã làm anh buồn hơn. Anh muốn phản đối, muốn nói rằng mười đứa con không nuôi nổi cha mẹ bởi vì cả mười đứa đều có gia đình riêng, anh thương mẹ nhưng anh cũng thương vợ thương con. Vì không thể chọn được một giải pháp dung hoà cho cả hai bên vui lòng, anh đành phải cắn răng gởi mẹ vào viện dưỡng lao, mà trong lòng thì tràn ngập mặc cảm tội lỗi.

Dĩ nhiên, có nhiều khi cảm giác hối hận rất chính xác và cần thiết. Chúng ta có lỗi với người đã khuất, nếu ngày xưa chúng ta đã hất hủi, khinh miệt, bất hiếu hỗn hào với cha mẹ. Chúng ta cần ân hận và cần chấp nhận trách nhiệm nếu chính chúng ta là nguyên nhân gây nên những nghịch cảnh đớn đau trong cuộc đời. Một người đàn ông gặp tôi để giải bày tâm sự. Ông đã bỏ vợ con để lập gia đình với cô thư ký riêng, ông cần tôi giúp đỡ để có thể xoá đi mặc cảm tội lỗi thiếu trách nhiệm với con cái và phản bội mình. Tôi mỉm cười lắc đầu không thể giúp được ông, vì thực sự ông cần phải hối hận trong việc đã làm, phải chịu trách nhiệm và tìm cách đền bù lại cho vợ con, hơn là dùng những biện luận dối trá để khoả lấp đi mặc cảm tội lỗi.

Mặc cảm tội lỗi rất cần thiết, nếu chúg ta phạm tội. Một trong những nguy hiểm kinh khủng nhất của thời đại hôm nay là chúng ta không tự chấp nhận rằng mình là con người yếu đuối, mình có phạm tội. Người ta rất dễ dùng đủ mọi lý do để bào chữa cho những lỗi phạm của mình, bởi vậy họ không cảm thấy lương tâm bị cắn rứt. Khi lương tâm dần dần bị nguội lạnh, con người có thể sống không khác một con vật vì con người mưu mô xảo quyệt thông minh hơn nhiều.

Tuy vậy, nếu không phải ,ỗi của chúng ta, mà chúng ta cứ bị dằn vặt, day dứt với mặc cảm tội lỗi thì đó cũng là một điều nguy hiểm. Sự dày vò của tội lỗi sẽ khiến chúng ta phải tìm ra những phương pháp cách ‘đền tội’ thì mới cảm thấy an lòng. Sống hoài trong mặc cảm ấy, con người sẽ trở nên bi quan, mệt mỏi, khó trưởng thành, buông thả và chán đời. Thống kê mới nhất tại Úc cho biết: Trong vòng 10 năm 1982 – 1992, đã có 22.000 người Úc tự tử. Số thanh niên thiếu nữ từ 15 cho đến 24 tuổi tự tử tăng gấp đôi, từ 12% lên tới 24%. Lần đầu tiên kể từ năm 1991, số người tự tử đã vượt quá số tử vong – thường là cao nhất – vì tai nạn xe cộ. Một trong những nguyên do chính đã dẫn tới thảm kịch này, là mặc cảm tội lỗi, khi tự tử là phương cách duy nhất để ‘đền tội’.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lạy Mẹ Là Ngôi Sao Sáng (12/6/2009)
Ave Maria One (12/6/2009)
Cn 1058: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Lipa, Phi Luật Tân (2) (11/25/2009)
Cn 1057: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Lipa, Phi Luật Tân (1) (11/25/2009)
Thứ Bẩy 21-11, Lễ Dâng Ðức Mẹ Vào Ðền Thánh (11/21/2009)
Tin/Bài khác
Xin Cho Ai Nhìn Con... Được Trông Thấy Đức Mẹ (11/11/2009)
Lòi Mẹ Nhắn Nhủ: "và Trong Giờ Lâm Tử" (11/9/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (chuong 1 -2) (11/7/2009)
video: Hay Den Cung Doc Kinh Man Coi (come, Pray Rosary) (10/31/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (phan 2: Chuong 1 - 5) (10/29/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768